5/24/16

12:59 AM - 5/24/16

7 Điều cần lưu ý trong văn hóa giao tiếp kinh doanh với người Đức

Khi đến mỗi quốc gia chúng ta cần tìm hiểu rõ tập quán lối sống cách ứng sử trong giao tiếp hàng ngày để biết rõ cách cư sử cho phù hợp ở Đức nói riêng và các nước Châu Âu nói chung họ có nền kinh tế khá mạnh một phần do có tri thức tốt và phần không thể thiếu đó là kĩ năng mềm ứng sử lịch sự có văn hóa trong giao tiếp hãy nhìn lại và so sánh điểm này với dân Việt để biết rõ họ giỏi điểm gì cái gì họ có mà ta chưa có.

1. Xưng hô:

Người Đức rất coi trọng cách xưng hô. Học hàm học vị từ “Tiến sĩ” trở lên thường được gọi cùng với tên, chẳng hạn như Tiến sĩ Schmidt, Giáo sư Zimmermann. Những học hàm học vị thấp hơn không được nhắc đến (cử nhân, thạc sĩ). Tên họ ghép cũng được xưng đầy đủ, ví dụ như: Thưa bà Mueller-Maier. 

Chức vụ chính thức hay tước hiệu danh dự cũng được xưng, chẳng hạn như: Thưa Ngài Thị trưởng, Thưa bà Bộ trưởng, nhưng không xưng như vậy đối với vợ hoặc chồng của họ. 

Những tước hiệu quý tộc như “Bá tước”, “Hầu tước”, “von”, “zu” không nên bị quên và trong trường hợp này không gọi “Ông Bá tước” hay “Bà Hầu tước”, mà nói “Thưa Bá tước Albrecht” hoặc “Thưa Tiến sĩ Bá tước Albrecht”, “Thưa Giáo sư Tiến sĩ Bá tước Albrecht”.

2 Chào hỏi:


Trong kinh doanh, người Đức chào hỏi theo thứ bậc. Khi gặp nhau, những người đã quen biết nhau thì chào trước. Sau đó, người cấp bậc thấp sẽ giới thiệu những người đi cùng, rồi mới tới người có cấp bậc cao hơn giới thiệu những người trong đoàn của mình. Sau khi làm quen thì mới bắt tay nhẹ nhàng nhưng lưu ý khí bắt tay phải nhìn thẳng vào nhau. 

3. Thời gian: 




Đức là một xã hội có trật tự và chính xác về thời gian. Người Đức quan niệm rằng người lịch sự bao giờ cũng đến đúng giờ. Vì vậy, bạn cần phải thu xếp các cuộc hẹn trước trình bày nghị sự trước khi bắt đầu đàm phán và nên đến trước giờ hẹn vài phút nhé.

4. Đàm phán: 




Trước khi đàm phám với cách doanh nghiệp Đức, bạn cần phải chuẩn bị về mọi mặt, đưa ra nhiều phương án, xác định mục tiêu rõ ràng. 

Người Đức rất thận trọng. Vì thế bài thuyết trình của bạn phải thật chi tiết , tránh cường điệu, trình bày rõ ràng và đi thẳng vào vấn đề chính. Nếu đối tác tin và hiểu bạn, họ sẽ hợp tác và cùng phát triển, thậm chí lúc bạn gặp khó khăn. 

Người Đức không thích mặc cả và thường nghiên cứu kỹ càng trước khi đàm phán. Vì vậy, hãy bắt đầu đàm phán ở một điểm chỉ hơi xa mục tiêu dự định của bạn. 

5. Cách ứng xử qua điện thoại: 


Khi gọi đến đối tác bạn phải chào, xưng danh và tự giới thiệu về mình. Bạn không nên xưng tên, không khi nào được sử dụng ngôi thứ ba để trả lời, chẳng hạn như “Đây là ông Schmidt”. Khi gọi điện thoại từ các máy điện thoại công cộng không nên nói tên cụ thể, đề phòng bị nghe trộm. 

6. Coi trọng phụ nữ:

Trong cuộc sống hàng ngày, đàn ông Đức thường ưu tiên cho phụ nữ. Tuy nhiên, trong quan hệ làm ăn thì thông lệ là cấp dưới nể vì cấp trên. Ngày nay, cả nam lẫn nữ đều có thể là người mở cửa cho người khác hay giúp người khác mặc áo choàng, chỉ không ai được từ chối nhận cử chỉ đó. 

7. Trao danh thiếp: 


Khách là người đầu tiên trao danh thiếp. Nếu trao cho nhóm người thì người có cấp bậc cao nhất được trao đầu tiên. Nếu không biết thứ tự cấp bậc của chủ nhà thì trao danh thiếp cho tất cả, bắt đầu từ người ở bên cạnh mình. Sẽ là bất lịch sự khi bạn không xem qua danh thiếp mà cất vội vào ví.
nuocduc.org / Nước Đức (Tổng hợp)
Tin cùng chuyên mục

No comments:

Post a Comment

Tin tức Đức
DU LỊCH ĐỨC
SỐNG TẠI ĐỨC
NGƯỜI VIỆT TẠI ĐỨC
×