Sau một thời gian sang Đức du học bạn Hoài Ngân đã chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng từ những "người thật, việc thật" để có thể vượt qua những thử thách khi đi du học, như: sống xa gia đình, tiếp xúc với một nền văn hóa xa lạ, bỡ ngỡ với ngôn ngữ mới, cách học mới…
Chào các bạn, hôm nay mình xin mạo muội làm một list gồm 9 điều nên chú ý khi đi chơi với người Đức, thực ra ngoài 9 điều này thì còn rất nhiều vấn đề khác và từ theo quan điểm của mỗi người, nên mình viết ra chỉ mang tính chất tham khảo.
Trên thực tế thì không phải chỉ đi chung với người Đức mới nên như thế,mà thật ra ai cũng nên luôn như thế để thể hiện sự tôn trọng bạn bè,đồng nghiệp,đối tác và đặc biệt là bản thân.
1. LÊN HẸN
Lên hẹn cụ thể, giờ giấc địa điểm rõ ràng, tìm hiểu trước về nơi sắp đến (nếu có thể) và đặc biệt là xem trước giá cả, để liệu mà mang tiền cho đủ, tránh việc đến đó rồi bị… Thiếu tiền
2. ĐÚNG GIỜ
Khi mọi thứ đã rõ ràng rồi thì bạn nên đến chỗ hẹn đúng giờ, cho dù đó chỉ là buổi đi chơi thông thường, nó ảnh hưởng rất lớn đến việc người ta đánh gia bước đầu về bạn. Cách tốt nhất bạn nên tìm hiểu kỹ cách để đến nơi hẹn trước, bằng cách xem bản đồ điện tử hoặc canh thời gian. Vì ở Đức buổi tối thường rất lạnh, không tội gì mà bạn phải đến sớm để đợi cả, “Pünktlich” có nghĩa là không sớm cũng không trễ. Tất nhiên nếu những cuộc hẹn quan trọng thì bạn nên đến sớm khoảng 15′ là tốt nhất. Nếu trường hợp khẩn cấp các bạn chỉ việc điện thoại trước và nói rõ lý do vì sao trễ và trễ trong khoảng 30′ mọi thứ sẽ okie
3. CHÀO HỎI
Chào hỏi cũng là một bước rất quan trọng, bạn nên để ý xem đối phương thuộc cách “chào ôm” hay “chào bắt tay”, cái đó tuỳ thuộc vào phản ứng của bạn, chớ nên đối phương chìa tay ra thì bạn lại đưa hay tay ra ôm. Bạn không niên cười nhẹ xã giao, mặc dù việc đó rất phổ biến và bình thường với các bạn trẻ Việt Nam, nhưng với người Đức đó có thể là biểu hiện của sự “tự cao”. Mình nghĩ vui, có lẽ ở Việt Nam nực quá nên người ta chẳng ưng gì ôm nhau, còn ở Đức lạnh, càng ôm càng thích.
4. GIỚI THIỆU
Khi giới thiệu, người Đức hay nói tên hoặc thêm vào là họ đến từ đâu,hoặc ở đâu, ví dụ: “Michael, aus Erfurt” hay “Alex,in Hannover”. Thật ra thì việc giới thiệu giống như trong Tangram cũng được thôi, “Ich heisse Hoa und ich komme aus Vietnam” nhưng vô tình bạn làm mình trở nên một tí “Hàn lâm” trong buổi đi chơi thân mật. Nếu có thể bạn nên cố gắng nhớ tên một vài người trong đám bạn, hoặc cố nhắc lại theo lược, mọi người sẽ cảm thấy bạn thực sự giành sự quan tâm đến từng người. Nếu có điều kiện bạn cũng nên tranh thủ quảng bá về Việt Nam, thậm chí có cả những bạn ngạc nhiên khi mình cho xem The Voice vậy Việt Nam, bạn ấy hỏi “Việt Nam có cả những chương trình này ah? Mình tưởng Việt Nam còn giống Triều Tiên chứ”
5. TRONG BUỔI TIỆC
Trong buổi tiệc bạn đừng mong mình sẽ là “mặt trời của vũ trụ” vì mọi người sẽ ít khi bàn tán về vấn đề cá nhân, mà là những chủ đề chính chuyên như Pháp Luật, Kinh Tế, Chính Trị, Âm Nhạc…. Và những chủ đề này thay đổi liên tục, khó mà nắm bắt, nếu như bạn không có một vốn kiến thức đủ sâu và rộng. Điều quan trọng hơn nữa là bạn phải có “trình” tiếng Đức để có thể bàn luận. Một mặt các bạn phải hiểu tận tường cuộc hội thoại và hiểu được chính xác mình muốn nói gì và nói thế nào. Bạn sẽ tự thấy mình hết sức “đâm xuồng” nếu như không hiểu gọi người đang nói gì, hoặc lâu lâu “chém” một câu mà cũng không xong do… Hồi hộp. Cho nên tiếng Đức là rất quan trọng với việc bạn có tạo lập được mối quan hệ thân thiết với người Đức hay không?
Hãy cứ thử tưởng tượng mọi người đang bàn tán sôi nổi,thì bạn bập bẹ ” ich…finde das nicht gut, weil das mir nicht gefällt” hay “ja…ja…” Hoặc cười chiếu lệ khi có ai đó nhìn vào mình và cảm thấy đang lạc lõng và muốn kết thúc mau chóng.
Nêu đừng vội nản, cứ trau dồi tiếng Đức từ từ, để “toàn cầu hoá” bản thân mình thì tốt nhất nên để cái tôi mình qua một bên và đặt tinh thần học hỏi lên hàng đầu.
6. SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI
Điểm lưu ý nữa là việc đi chơi với người Đức ít hao… pin điện thoại hơn đi với người Việt, tại sao vậy? Vì trong cuộc đi chơi, người Đức rất quan tâm đến nhau, thậm chí là cảm xúc từng người, thậm chí là một nhóm nhiều người. Trong lúc tán gẫu họ có thể chia nhóm ra, nhưng các nhóm thay đổi liên tục, thậm chí họ còn…thay đổi chỗ ngồi cho dễ “tám”. Tôi cũng đã từng thấy ngừng người Đức chụp hình ly nước, món ăn đăng lên mạng xã hội, nhưng đó là những thứ rất đặc biệt hoặc mang ý nghĩa nào đó khiến họ thích thú chứ không phải kiểu vô tư chụp hình các món ăn, mặc kệ nó thế nào “KFC với xã yêu” toàn hình gà rán, “Pizza nè cả nhà”, “bánh tráng trộn ngon quá”, (?!)
Và bạn cũng hầu như không thể thấy ở Đức các nhóm bạn trong quán nước mỗi người chăm bẩm vào màn hình điện thoại.
7. GIỜ GIẤC
Khác với Việt Nam, các buổi tiệc của Đức thường không kết thúc trước 12 giờ đêm, nên các bạn đừng lấy làm lạ là “ủa sao qua 12h rồi mà còn nói chuyện nhây quá vậy ta?” Vì thực sự 12h buổi tiệc chỉ mới ở cao trào, họ không quá dè dặt trong chuyện “đóng cửa thổi đèn”, nhưng có lẽ là do tụi mình là sinh viên, thực sự không phải vậy, vì mình thấy rất nhiều bạn khoảng 17 hoặc 18 tuổi vẫn còn ở lại ở bàn kế bên.
Có một lần ở Việt Nam mình có dẫn một anh bạn đi tiệc ở nhà hàng, dạng tiệc đám cưới thường mọi người đến, hát ca, ăn uống rồi cùng lắm là 9h30 là tan tiệc. Người bạn ấy rất ngạc nhiên và hỏi lại nhiều lần, rằng “thế là hết rồi ah? Mọi người đi đâu vậy?”
Còn nếu các bạn cảm thấy không khỏe hoặc muốn về sớm thì cứ nói thẳng. Sẽ không có kiểu “mày về bọn tao tẩy chay mày đấy” “con ngoan trò giỏi gớm.
8. NGAY THẲNG
Người Đức thường rất ngay thẳng, không thích nói bông đùa, hoặc đùa cợt, trong một bộ phim mà mình từng xem mình có nghe một câu “người Đức không biết nói đùa”, nói cho vui vậy thôi, chứ cũng không đến nỗi như vậy, người Đức thường khá khó tính nhưng cũng rất vui tính, họ rất hài hước nhưng rất tinh tế. Nên họ cũng có những cách đùa theo cách họ, nhưng cũng rất hài hước.
Và khi bạn cố gắng kể một chuyện gì đó mà bạn tưởng tượng, sau câu chuyện họ sẽ không cười mà hỏi “thật không?” Vì tiếng Việt là ngôn ngữ có âm điệu nên khi bạn diễn tả việc gì đó quan trọng nhất là giọng điệu như “ghét quá” với giọng yêu thương cũng có thể hiểu “yêu quá đi mất” hoặc “đừng mà” cũng có thể hiểu là “nữa đi nữa đi mà”.
Còn tiếng Đức đúng là đúng, dừng là dừng thế nào thì nói ra thế ấy, thật ra tiếng Đức cũng có thể giả định, nhưng họ cũng ít dùng, vì không tiện lắm trong văn nói.
9. TẠM BIỆT
Khi kết thúc buổi tiệc, mọi người sẽ đứng dậy chào nhau, ôm nhau để chia tay. Bạn đừng vội đặt ra quá nhiều suy nghĩ, người Đức tuy hơi lạnh lùng một chút trong lần gặp đầu tiên nhưng họ sẽ là những người bạn luôn bên bạn, giúp đỡ bạn một khi họ xem bạn là bạn.
nuocduc.org / Nước Đức (Tổng hợp)
No comments:
Post a Comment