Thực khách phải được sự đồng thuận từ đầu bếp mới được phép chụp ảnh món ăn mua trong nhà hàng và đăng lên mạng, nếu không sẽ bị coi là phạm pháp.
Thực tế, người dùng không hẳn bị cấm khi chụp ảnh món ăn trong các nhà hàng bởi họ chỉ cần nhận được sự cho phép trước của các đầu bếp để có thể được chụp ảnh.
Khi Lễ hội bia Tháng Mười của Đức đang dần tới gần, các du khách tới Đức sẽ cần phải thận trọng hơn với thói quen chia sẻ hình ảnh đồ ăn lên mạng nếu không muốn trở thành người vi phạm pháp luật. Mặc dù những bức ảnh đồ ăn hiện nay xuất hiện không ít trên mạng xã hội nhưng tại quốc gia này, việc chụp ảnh đồ ăn hoàn toàn là bất hợp pháp.
Vào năm 2013, Tòa án Tư pháp Liên bang Đức đã ban hành một phán quyết rất đặc biệt yêu cầu các thực khách cần tôn trọng những món ăn do công sức của những người đầu bếp làm ra.
Tòa án nhận thấy rằng, quá trình làm ra những món ăn thực sự là một quá trình sáng tạo nghệ thuật rất công phu của những người đầu bếp và không phải dễ dàng các thực khách có thể dễ dàng cướp đi "trắng trợn" như hiện nay.
Theo tiến sỹ Niklas Haberkamm, đối tác với công ty luật Lampmann, Haberkamm & Rosenbaum (LHR) nói với trang The Local: "Một món ăn được sắp xếp công phu trên đĩa có thể là một công trình nghệ thuật cần được bảo vệ bản quyền. Trong trường hợp này, các tác giả của công trình đó có thể quyết định việc sao chép ở đâu và tới mức độ nào".
Tất nhiên, ngay cả khi mục đích của bạn chỉ là đăng tải lên các mạng xã hội hoặc blog như Instagram hoặc Facebook, những bức ảnh vẫn cần được sự cho phép của đầu bếp. Một điều chắc chắn là những bức ảnh đó càng không được phục vụ cho mục đích thương mại.
Tuy nhiên, không phải khi chụp bất kỳ một món ăn nào, du khách cũng phải xin phép người sáng tạo ra nó. Theo Anwalt.de, một trang web chuyên về dịch vụ pháp lý của Đức, bạn chỉ bị coi là phạm pháp nếu bữa ăn đó được coi là "nghệ thuật". Do đó, khi chụp ảnh đồ ăn nhanh, bạn sẽ được thoải mái làm những gì mình thích.
Muốn check in cùng đồ ăn tại nhà hàng Đức thì hãy xin phép đầu bếp nhé
Tại một số nhà hàng bình dân, có thể các món ăn không được trình bày đẹp mắt, nhưng để "ăn chắc", du khách nên hỏi đầu bếp trước khi đăng ảnh.
Khá thú vị là cho đến nay, khi đạo luật đã được đi vào thực thi từ lâu nhưng chưa có trường hợp nào các đầu bếp nộp đơn khiếu nại vi phạm bản quyền món ăn. Nếu ai đó không may bị kiện và phải ra tòa có thể sẽ chịu khoản tiền phạt lên tới hàng ngàn Euro.
Nếu bạn là đang có dự định tới nước Đức thì hãy luôn nhớ đạo luật này để tránh những tai vạ không đáng có cũng như tự trang bị thêm cho bản thân ý thức về bản quyền của sự sáng tạo.
nuocduc.org / Nước Đức (Tổng hợp)
No comments:
Post a Comment