2/7/16

7:39 PM - 2/7/16

Các nước tổ chức thi THPT và tuyển sinh đại học thế nào?

Trong khi Australia tuyển sinh theo mô hình “hôn nhân bền vững”, Nga tổ chức kỳ thi quốc gia để tránh gian lận trong giáo dục.
Bộ GD&ĐT mới công bố quy chế thi THPT tuyển sinh đại học, cao đẳng 2016, thu hút sự chú ý của thí sinh. Ở một số nước trên thế giới, kỳ thi này được tổ chức như thế nào?
Kỳ thi tú tài tại Pháp
Tại Pháp, kỳ thi tốt nghiệp THPT, hay còn gọi là tú tài (baccalauréat) là kỳ thi cấp quốc gia quan trọng nhất của đời học sinh. Vào lớp 11, mỗi em phải chọn đăng ký thi theo một trong ba ban trong năm tiếp theo: Khoa học; kinh tế và khoa học xã hội; văn chương.
Dù thi ban nào, thí sinh cũng phải thi một số môn bắt buộc, cụ thể: tiếng Pháp (viết và vấn đáp), viết luận và trình bày về vấn đề xã hội; học sinh chọn ban kinh tế và khoa học xã hội hoặc văn chương sẽ còn có môn bắt buộc nữa là khoa học tự nhiên (tổng hợp Lý, Hoá, Sinh), làm bài kiểm tra trong 1,5 tiếng.
Các nước tổ chức thi THPT và tuyển sinh đại học thế nào?
Thí sinh ôn tập trong kỳ thi THPT quốc gia 2015. Ảnh: Lê Hiếu.
Bên cạnh các môn bắt buộc, tuỳ theo từng ban đăng ký, thí sinh phải thi thêm các môn chuyên ngành tương ứng. Ví dụ, ban khoa học, thí sinh phải thi thêm Toán, Lý – Hoá, Kỹ thuật, Trái đất và Khoa học sự sống, Sinh – Sinh thái học, Ngoại ngữ (1 và 2), Triết học và Giáo dục thể chất.
Thời gian làm bài kiểm tra từ 2-4 tiếng, tuỳ theo từng môn. Ngoài ra, thí sinh của ban khoa học cũng có thể chọn thi thêm một số môn khác thuộc lĩnh vực khoa học xã hội/văn chương để lấy thêm điểm (bài thi các môn thêm này thường ngắn khoảng từ 15-40 phút, tuỳ từng môn).
Sau khi có kết quả tú tài, học sinh có thể sử dụng kết quả để đăng ký theo học đại học (có thể đăng ký nhiều trường, nhiều ngành nhưng chỉ được đăng ký ngành học phù hợp ban thi tương ứng). Chiếu theo hồ sơ đăng ký và khả năng tổ chức đào tạo, trường đại học sẽ xét đỗ, trượt đối với từng thí sinh.
Kỳ thi “Cao khảo” tại Trung Quốc
“Cao khảo” - Gaokao là kỳ thi tuyển sinh đại học lớn nhất trên thế giới được tổ chức hàng năm tại Trung Quốc (thường xuyên có khoảng 9-10 triệu thí sinh).
Kỳ thi này lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1952. Hiện nay, nó được tổ chức tại tất cả các tỉnh của Trung Quốc tại cùng một thời điểm, thường từ 2-3 ngày với 3 môn bắt buộc và 3 môn chuyên ngành theo từng khối thi.
Ba môn bắt buộc bao gồm: tiếng Trung, Toán và Ngoại ngữ (thường là tiếng Anh). Ba môn chuyên ngành, tuỳ theo từng khối (khoa học hoặc xã hội nhân văn) bao gồm: Lý – Hoá – Sinh hoặc Sử - Địa – Chính trị. Tuỳ theo từng thời kỳ, thí sinh phải đăng ký dự thi trước, sau hoặc sau khi biết điểm thi vào các trường đại học. Thí sinh có thể đăng ký nhiều trường, nhiều ngành cùng lúc nhưng ngành học phải tương ứng với khối dự thi.
Kỳ thi tuyển sinh đại học ở Australia có tên tiếng Anh là Special Tertiary Admission Test (STAT), được tổ chức hàng năm, bao gồm 3 hợp phần: Trắc nghiệm (gồm 70 câu chia đều 35 câu cho Toán và Khoa học; 35 câu còn lại cho khoa học xã hội và nhân văn), viết luận tiếng Anh và môn thi đặc biệt (chỉ áp dụng cho một số ngành đặc thù).Tuyển sinh theo mô hình “hôn nhân bền vững” ở Australia 
Điểm thi, sau đó được quy đổi theo hai bước: Bước một tính theo điểm tối đa 200 và bước hai tính theo tỷ lệ phần trăm điểm tại bước một, so với thí sinh tham dự STAT trong 6 năm gần nhất. Điểm phần trăm này được gọi là điểm thứ hạng tuyển sinh đại học Australia (Australia Tertiary Admission Rank hay ATAR).
Thí sinh không thi STAT có thể tính điểm ATAR từ kết quả học tập lớp 12 (tính từ 4 môn cao nhất là 2 môn thấp nhất).
Sau khi biết điểm ATAR, thí sinh đăng ký dự thi tại các trung tâm tuyển sinh của từng bang theo thứ tự các ngành/trường học ưu tiên. Sau đó, các trung tâm này, căn cứ điểm ATAR và đăng ký của thí sinh để tính ra lựa chọn trường/ngành học phù hợp nhất với từng thí sinh.
Thuật toán để tính ra lựa chọn phù hợp này xuất phát từ một bài toán kinh điển mang tên “stable marriage” - hôn nhân bền vững. Vì vậy, tuyển sinh tại Australia mới có tên gọi theo mô hình hôn nhân bền vững.
Nga – tuyển sinh quốc gia để tránh gian lận
Trước đây, tại Nga, mỗi trường tự tổ chức kỳ thi riêng của mình. Từ 2003, nước này bắt đầu triển khai kỳ thi thống nhất quốc gia (Unified state exam - UST), có cách làm tương tự kỳ thi SAT của Mỹ.
UST bao gồm các môn: tiếng Nga, Toán, Ngoại ngữ, Lý, Hoá, Sinh, Địa, Văn, Lịch sử, Khoa học xã hội và Khoa học máy tính, trong đó 2 môn tiếng Nga và Toán bắt buộc, còn lại là tự chọn.
Với mỗi môn, thí sinh phải làm hai phần. Phần một trắc nghiệm (chấm bài bằng máy tính), và phần hai tự luận (giáo viên chấm bài).
Điều đặc biệt, việc áp dụng UST lại một phần xuất phát từ một lý do rất phi giáo dục: Tránh gian lận trong thi cử. Được biết, trong năm 2003, hơn 800 nhân viên trường học ở Nga bị cáo buộc nhận hối lộ trong tuyển sinh. Kỳ thi UST sinh ra cũng là để giảm thiểu tối đa vấn nạn này.
Kiều Sương / Theo News Zing
nuocduc.org / Nước Đức (Tổng hợp)
Tin cùng chuyên mục

No comments:

Post a Comment

Tin tức Đức
DU LỊCH ĐỨC
SỐNG TẠI ĐỨC
NGƯỜI VIỆT TẠI ĐỨC
×