Phương Phan đã theo học tiếng Đức từ trình độ chưa biết gì tại 1 số trung tâm ở Hà Nội như VDZ, Hanu, DfZ và Germanlink (và hợp chỗ này nhất). Sau khi có Visa, mình tranh thủ thêm học thêm một khóa ở Viện Goethe để củng cố lại kiến thức trước khi sang Đức. Hiện tại Phương đang ở Bern Kastel, Rheinland-Pfalz, Germany
Mình đã theo học tiếng Đức từ trình độ chưa biết gì tại 1 số trung tâm ở Hà Nội như VDZ, Hanu, DfZ và Germanlink (và hợp chỗ này nhất). Sau khi có Visa, mình tranh thủ thêm học thêm một khóa ở Viện Goethe để củng cố lại kiến thức trước khi sang Đức. Hiện tại mìnhđang ở Bern Kastel, Rheinland-Pfalz, Germany
Hôm nay rảnh rảnh xin phép lại ngồi viết chút chút. Đây chỉ là suy nghĩ chủ quan của riêng mình nên có thể đúng với mình nhưng với người khác chưa chắc..
Có 2 vấn đề lớn mình sẽ đề cập đến, một là nghe nói, hai là ngữ pháp. Lúc trước khi đi, mình suốt ngày ngồi đọc mấy bài về cuộc sống, đất nước, con người bên này học hành ra sao, đọc nhiều lắm đọc đi đọc lại, phải gọi là chà nát các forum blog này nọ. Rất nhiều bài viết nói về việc sang Đức học tiếng, cuộc sống chật vật khó khăn thế nào nhất là vấn đề giao tiếp với người bản xứ, đi học với toàn sinh viên quốc tế…khiến mình ngồi ở Việt Nam lo lắng lắm. Nhưng được cái mình luôn nhìn cuộc sống màu hồng vui tươi yêu đời và thực sự mình có chút may mắn nên mình hi vọng những gì mình chia sẻ phần nào truyền cho các bạn sắp đi một cái nhìn lạc quan hơn về vấn đề học tiếng để giao tiếp.
1. Nghe nói
– Ở Việt Nam mình tự tin nhất hai kĩ năng nghe nói nhưng sự thật là sang đây lại yếu kém nhất hai kĩ năng này. Đấy là chuyện đương nhiên, mình nghĩ ai ban đầu cũng gặp vấn đề như vậy nhưng không đến mức câm điếc đến shock khi đập vào tai toàn tiếng Đức đâu (từng đọc một bài báo như vậy trước khi sang nên sợ lắm). Mỗi người một vùng một cách nói, có người nước ngoài (bản xứ) có khả năng nói nhiều tiếng địa phương, sử dụng từ ngữ địa phương, nhiều khi hai người Đức nước với nhau còn không hiểu rõ ý nhau, đấy là chuyện bình thường như ở Việt Nam, người miền Bắc nghe người miền Trung không hiểu nhiều từ ngữ địa phương. Với trình độ còn non của mình, hiện tại mình chưa phân biệt được phần giọng địa phương hay từ ngữ địa phương, có thể do mới sang chưa lâu nên mình nghe ai nói cũng giống nhau chỉ cá biệt có một số vùng accent khá nặng nên thực sự nghe rất khó, gần như mình nghe không hiểu gì. Các bạn có thể lên youtube xem một số clip về giọng địa phương mình liệt kê dưới đây:
– Ở Việt Nam mình tự tin nhất hai kĩ năng nghe nói nhưng sự thật là sang đây lại yếu kém nhất hai kĩ năng này. Đấy là chuyện đương nhiên, mình nghĩ ai ban đầu cũng gặp vấn đề như vậy nhưng không đến mức câm điếc đến shock khi đập vào tai toàn tiếng Đức đâu (từng đọc một bài báo như vậy trước khi sang nên sợ lắm). Mỗi người một vùng một cách nói, có người nước ngoài (bản xứ) có khả năng nói nhiều tiếng địa phương, sử dụng từ ngữ địa phương, nhiều khi hai người Đức nước với nhau còn không hiểu rõ ý nhau, đấy là chuyện bình thường như ở Việt Nam, người miền Bắc nghe người miền Trung không hiểu nhiều từ ngữ địa phương. Với trình độ còn non của mình, hiện tại mình chưa phân biệt được phần giọng địa phương hay từ ngữ địa phương, có thể do mới sang chưa lâu nên mình nghe ai nói cũng giống nhau chỉ cá biệt có một số vùng accent khá nặng nên thực sự nghe rất khó, gần như mình nghe không hiểu gì. Các bạn có thể lên youtube xem một số clip về giọng địa phương mình liệt kê dưới đây:
Clip 2
Mình có một vài gợi ý nho nhỏ cho những bạn muốn nghe thử những âm giọng khác nhau của người Đức: Mình thấy người ta hay nói gần như là mất âm cuối, nói nhanh, sử dụng nhiều trạng từ. Nghe nhiều thành quen vì mọi người thường không dùng quá nhiều từ ngữ phức tạp, câu cú về mặt ngữ pháp khá đơn giản. Mọi người đều biết mình là người nước ngoài nên khi nói chuyện, người Đức hay nói chậm để mình hiểu. Nhưng lúc người ta nói chuyện nhanh nhanh với nhau thì chịu, thật sự không hiểu mấyMà không hiểu thì cứ cười nhé lại được tiếng là thân thiện hay cười, không ngại đâu.
Vấn đề nói, thể hiện ý của mình để người khác hiểu theo mình là khó nhất. Phần phát âm đã khó rồi vì tiếng Đức có nhiều âm tiếng Việt không có, phải phát âm từ cổ họng, lại còn phải uốn éo lưỡi có thằng bạn người Đức bảo nghe mình nói tiếng Đức rất buồn cười nhưng lại dễ nghe, thích nhất ở chỗ người ta lịch sự, khiêm tốn hay động viên người khác. Mình nghĩ đa số các bạn mới sang đều có tâm lý sợ sai nên không dám nói nhiều. Mình cũng thế, theo mình nên tìm bạn nào nói tốt mà nói chuyện với thì vấn đề nói được cải thiện cực cực kì nhiều, mấu chốt vẫn là nói nhiều vì văn nói với văn viết rất khác nhau, cũng như tiếng Việt vậy. Ví dụ đơn giản nhất là khi viết văn mình sẽ viết “Thời tiết hôm nay thực sự rất đẹp”, nhưng khi nói chuyện với nhau chỉ đơn giản là “Thời tiết hôm nay đẹp ghê ha” chứ nếu nói như câu văn kia thực sự rất buồn cười, không phải mọi thứ mình học về ngữ pháp cũng áp dụng y nguyên vào việc giao tiếp hằng ngày, người Đức sẽ tròn mắt nhìn luôn đó. Học ngữ pháp chắc chắn không được dạy nhiều về văn phong nói cũng như nói sao cho tự nhiên mà trong tiếng Đức cũng rất nhiều thán từ thể hiện cảm xúc mà mình phải nghe nhiều và giao tiếp mới có thể biết và sử dụng. Yên tâm là chắc chắn mọi người đều kiên nhẫn tôn trọng lắng nghe và cố gắng hiểu ý mình. Ban đầu, mình nói câu cú lủng củng lắm, từ vựng ít nữa nên toàn google translate thôi. Bây giờ thì đỡ hơn vì đa số mình dùng mẫu câu đơn giản để nói với nói chuyện nhiều với mọi người, tự nhiên sẽ thấy mình nói được theo phản xạ tự nhiên, thích lắm. Từ vựng quan trọng lắm lắm, các bạn nhớ học nhiều từ vựng nhé.
2. Ngữ Pháp
Mình đã thi B1 ở Việt Nam nhưng lúc đầu mới sang đây vẫn đăng kí học A2 cho chắc do tâm lý lo lắng sợ sệt. Nhưng thực sự là ngữ pháp bên này dạy khá dễ (A2 ngữ pháp như mình học A1 ở Việt Nam) nên mình chuyển trình độ cao hơn học. Người ta có cho làm 1 bài test xem mình có thể học B1 hay B2 thì mình làm tốt quá nên được học lớp B2. Phải nói thêm là mình không phải giỏi giang chăm chỉ mấy, thi ở Việt Nam cũng trượt lên trượt xuống, sang đây kiến thức cũng rơi rụng đi nhiều. Nói vậy để các bạn yên tâm phần nào về vấn đề ngữ pháp, đương nhiên là người giỏi hơn thì nhiều lắm nhưng mình tin là với trình độ đã học B1, B2 ở Việt Nam thì sang đây ngữ pháp chắc chắn không yếu kém được, quan trọng là mình sử dụng vào việc nói, viết, đọc hiểu như thế nào thôi. Ngữ pháp chắc chắn thì rất hiệu quả trong việc đọc báo, đọc các giấy tờ hồ sơ bằng tiếng Đức (giấy tờ thì nhiều thôi rồi).
Mình đã thi B1 ở Việt Nam nhưng lúc đầu mới sang đây vẫn đăng kí học A2 cho chắc do tâm lý lo lắng sợ sệt. Nhưng thực sự là ngữ pháp bên này dạy khá dễ (A2 ngữ pháp như mình học A1 ở Việt Nam) nên mình chuyển trình độ cao hơn học. Người ta có cho làm 1 bài test xem mình có thể học B1 hay B2 thì mình làm tốt quá nên được học lớp B2. Phải nói thêm là mình không phải giỏi giang chăm chỉ mấy, thi ở Việt Nam cũng trượt lên trượt xuống, sang đây kiến thức cũng rơi rụng đi nhiều. Nói vậy để các bạn yên tâm phần nào về vấn đề ngữ pháp, đương nhiên là người giỏi hơn thì nhiều lắm nhưng mình tin là với trình độ đã học B1, B2 ở Việt Nam thì sang đây ngữ pháp chắc chắn không yếu kém được, quan trọng là mình sử dụng vào việc nói, viết, đọc hiểu như thế nào thôi. Ngữ pháp chắc chắn thì rất hiệu quả trong việc đọc báo, đọc các giấy tờ hồ sơ bằng tiếng Đức (giấy tờ thì nhiều thôi rồi).
Viết đến đây là không biết nói sao nữa quan trọng nhất vẫn là bản thân mình cố gắng. Hằng ngày hằng giờ đọc báo, nói chuyện, xem tivi…. Mọi thứ đều là tiếng Đức nên chắc chắn sang sẽ quen và thích nghi được. Đóng hành lý và sang đây rồi mọi chuyện đều ổn. Cảm ơn mọi người đã dành thời gian đọc đến dòng cuối cùng tâm sự này.
nuocduc.org / Nước Đức (Tổng hợp)
No comments:
Post a Comment