Ở đất nước kangaroo, Tết âm lịch dường như đến rất muộn. Các lưu học sinh chúng tôi cũng có cùng tâm trạng nôn nao và nhớ một “không khí Tết”. Cho dù năm mới dương lịch có đến, thì Tết vẫn còn ở phía trước. Nó nằm trong tâm thức người Việt, trong nỗi nhớ gia đình và tình yêu thương quê hương.
Tháng Giêng và tháng Hai dương lịch ở Úc Châu là thời gian nóng nhất của mùa hè. Chính vì thế, với tôi, một sinh viên ở đất nước bốn mùa rõ rệt và mùa đông lạnh ủ mầu hồng ấm áp của hoa đào chờ xuân, thật khó liên tưởng không khí Tết trong cái nắng trắng trời, trắng đất ở Úc những ngày này. Chỉ có cách đến những khu chợ Việt, hòa mình vào không khí chợ Tết thì may chăng mới tìm được một chút không khí Tết của người Việt.
Chợ Tết
Ở thành phố Brisbane, bang Queensland, thành phố lớn thứ ba của Úc (sau Sydney và Melbourne) có hai khu chợ Việt chính là Darra và Inala. Nếu ai đã đi khu chợ ở Cabramatta, nơi được gọi là “thủ phủ của người Việt” ở Sydney, thành phố đông đúc và nhộn nhịp nhất Australia thì có thể thấy một số nét tương đồng, tuy Cabramatta thì lớn hơn Inala nhiều.
Nếu đi chợ hai tuần trước Tết, nhìn qua một lượt thì bề ngoài chợ vẫn như ngày thường, không thấy rực lên sắc đỏ và vàng hay mầu hoa Tết rực rỡ. Đi đến sát các shop lớn thì mới thấy không khí chuẩn bị Tết đã len lỏi trên các kệ hàng. Một tuần trước Tết thì bánh, mứt, kẹo được bầy bán rất nhiều. Nổi bật nhất trong gian hàng là những túi quà Tết được gói trong giấy bóng kính. Nhìn những gói quà Tết được buộc nơ rực rỡ, gắn chữ chúc mừng năm mới mầu đỏ, khiến tôi cay cay sống mũi nhớ đến những ngày đi mua hàng Tết ở quê nhà. Ngày ấy một hộp mứt giấy hồng điều là điểm chú ý của gói hàng Tết, kèm theo một miếng bóng bì mầu vàng, một gói hạt tiêu nồng cay.
Bánh chưng cũng đã được luộc và bán rải rác đây đó. Ở hải ngoại, lá dong tươi không có, nên các hàng có nhập lá dong khô về bán lại cho các gia đình muốn tự gói bánh chưng. Ngoài lá dong khô, các gói lá chuối tươi cũng được bầy bán theo ký (kg) cho những gia đình tự gói bánh.Giò lụa, giò gà cũng được bày bán ở các quầy hàng.Và hoa Tết với đào hồng, mai vàng, mai trắng cũng được bày bán, nhưng chỉ là hoa giả để đem về bày chứ ở Úc không có đào mai tươi vào tiết trời mùa hạ.
Chợ Tết
Ở thành phố Brisbane, bang Queensland, thành phố lớn thứ ba của Úc (sau Sydney và Melbourne) có hai khu chợ Việt chính là Darra và Inala. Nếu ai đã đi khu chợ ở Cabramatta, nơi được gọi là “thủ phủ của người Việt” ở Sydney, thành phố đông đúc và nhộn nhịp nhất Australia thì có thể thấy một số nét tương đồng, tuy Cabramatta thì lớn hơn Inala nhiều.
Nếu đi chợ hai tuần trước Tết, nhìn qua một lượt thì bề ngoài chợ vẫn như ngày thường, không thấy rực lên sắc đỏ và vàng hay mầu hoa Tết rực rỡ. Đi đến sát các shop lớn thì mới thấy không khí chuẩn bị Tết đã len lỏi trên các kệ hàng. Một tuần trước Tết thì bánh, mứt, kẹo được bầy bán rất nhiều. Nổi bật nhất trong gian hàng là những túi quà Tết được gói trong giấy bóng kính. Nhìn những gói quà Tết được buộc nơ rực rỡ, gắn chữ chúc mừng năm mới mầu đỏ, khiến tôi cay cay sống mũi nhớ đến những ngày đi mua hàng Tết ở quê nhà. Ngày ấy một hộp mứt giấy hồng điều là điểm chú ý của gói hàng Tết, kèm theo một miếng bóng bì mầu vàng, một gói hạt tiêu nồng cay.
Bánh chưng cũng đã được luộc và bán rải rác đây đó. Ở hải ngoại, lá dong tươi không có, nên các hàng có nhập lá dong khô về bán lại cho các gia đình muốn tự gói bánh chưng. Ngoài lá dong khô, các gói lá chuối tươi cũng được bầy bán theo ký (kg) cho những gia đình tự gói bánh.Giò lụa, giò gà cũng được bày bán ở các quầy hàng.Và hoa Tết với đào hồng, mai vàng, mai trắng cũng được bày bán, nhưng chỉ là hoa giả để đem về bày chứ ở Úc không có đào mai tươi vào tiết trời mùa hạ.
Tôi thích được len lỏi bước chân của mình đi qua những quầy hàng thơm mùi mứt, mở tai mình đón những âm thanh vui tươi của các chú, các anh đang ngồi quanh bàn cờ, vừa chơi cờ vừa nói chuyện râm ran. Trên bàn là những ly cà phê đá, món đồ uống không thể thiếu mỗi khi tôi đi công tác ở Sài Gòn. Đôi khi tôi dừng lại nghe một vài cô, vài chị bàn nhau xem mua gì cho ngày Tết hay đi đâu ngày Tết. Những giọng nói miền Nam khiến tôi như quên mất không gian mình đang ở. Đôi khi cảm thấy mình như ở đâu đó ở Sài Gòn hơn là ở miền đông Bắc Úc.
Hoa Tết sớm
Úc cũng có hoa mai và hoa đào. Hoa đào tại Queensland nở hồng những bụi cây xanh vào tháng 7, tháng 8, những tháng cuối cùng của mùa đông và trước khi bước qua mùa xuân. Hoa mai trắng và hoa đào hồng, giữa cái lạnh trong veo ở nước Úc làm tôi cứ bị nhầm lẫn khái niệm về mùa, về thời gian. Chỉ rõ ràng về nỗi nhớ. Hoa đào phai và đào thắm được trồng ở vườn các gia đình, hay công viên chung của cộng đồng. Cành đào đầu tiên tôi có được khi đi chợ Việt, thấy hoa nở bung trong chỗ đỗ xe của một cửa hàng. Anh chủ hàng cắt cho tôi mang về cắm. Hoa đào như Tết ấm áp trong ngôi nhà trọ sinh viên. Nhưng cũng gợi nỗi buồn vì Tết còn xa lắm. Phải đợi hết đông, sang xuân, qua hè thì Tết nguyên đán mới đến ở Úc. Nếu hoa đào là Tết, thì chúng tôi đã đón Tết ở Úc sớm hơn cả nửa năm. Vì thế khi Tết sang, không có dáng mai hay đào ở ngoài sân để ngắm.
Ăn Tết
Bạn đừng nghĩ là các bạn sinh viên biến thành người “tây” và ăn đồ “tây”. Ngoài một số món Âu mới biết nấu, thì cẩm nang món Việt vẫn là thứ nằm lòng. Cỗ Tết ở xứ người, với sinh viên miền Bắc vẫn là những món truyền thống như nem rán, canh măng móng giò, xôi đỗ, xào thập cẩm, gà luộc, giò lụa và bánh chưng. Chúng tôi đã có một bữa tiệc buffet với các món Tết ba miền, được thưởng thức thêm các món Tết và món ăn ngon của các bạn miền Trung và miền Nam. Các bạn miền Nam mang đến buffet thịt kho hột vịt và canh khổ qua nhồi thịt. Món nộm xoài và tôm khô cũng là một món ngon và đẹp mắt. Các bạn miền Trung mang bánh Tét, nem lụi, bánh bột lọc.
Các gia đình Việt tại Úc còn tự gói bánh chưng để giữ gìn truyền thống. Tôi quen một gia đình anh chị đã chọn định cư ở Úc, năm nào cũng mời bạn bè đến gói bánh chưng.
Hoa Tết sớm
Úc cũng có hoa mai và hoa đào. Hoa đào tại Queensland nở hồng những bụi cây xanh vào tháng 7, tháng 8, những tháng cuối cùng của mùa đông và trước khi bước qua mùa xuân. Hoa mai trắng và hoa đào hồng, giữa cái lạnh trong veo ở nước Úc làm tôi cứ bị nhầm lẫn khái niệm về mùa, về thời gian. Chỉ rõ ràng về nỗi nhớ. Hoa đào phai và đào thắm được trồng ở vườn các gia đình, hay công viên chung của cộng đồng. Cành đào đầu tiên tôi có được khi đi chợ Việt, thấy hoa nở bung trong chỗ đỗ xe của một cửa hàng. Anh chủ hàng cắt cho tôi mang về cắm. Hoa đào như Tết ấm áp trong ngôi nhà trọ sinh viên. Nhưng cũng gợi nỗi buồn vì Tết còn xa lắm. Phải đợi hết đông, sang xuân, qua hè thì Tết nguyên đán mới đến ở Úc. Nếu hoa đào là Tết, thì chúng tôi đã đón Tết ở Úc sớm hơn cả nửa năm. Vì thế khi Tết sang, không có dáng mai hay đào ở ngoài sân để ngắm.
Ăn Tết
Bạn đừng nghĩ là các bạn sinh viên biến thành người “tây” và ăn đồ “tây”. Ngoài một số món Âu mới biết nấu, thì cẩm nang món Việt vẫn là thứ nằm lòng. Cỗ Tết ở xứ người, với sinh viên miền Bắc vẫn là những món truyền thống như nem rán, canh măng móng giò, xôi đỗ, xào thập cẩm, gà luộc, giò lụa và bánh chưng. Chúng tôi đã có một bữa tiệc buffet với các món Tết ba miền, được thưởng thức thêm các món Tết và món ăn ngon của các bạn miền Trung và miền Nam. Các bạn miền Nam mang đến buffet thịt kho hột vịt và canh khổ qua nhồi thịt. Món nộm xoài và tôm khô cũng là một món ngon và đẹp mắt. Các bạn miền Trung mang bánh Tét, nem lụi, bánh bột lọc.
Các gia đình Việt tại Úc còn tự gói bánh chưng để giữ gìn truyền thống. Tôi quen một gia đình anh chị đã chọn định cư ở Úc, năm nào cũng mời bạn bè đến gói bánh chưng.
Có các nhóm sinh viên cũng tụm lại gói bánh. Rồi mỗi bạn toòng teng xách bánh sống về tự luộc ở bếp gas hay bếp điện nhà mình. Có bạn thức cả đêm trông nồi bánh. Bánh luộc sáu đến tám tiếng mới chín. Hương bánh, hương Tết ủ trong những ngôi nhà Việt nằm bình thản cạnh những ngôi nhà của người Úc. Để giữ một cái Tết Việt.
Chơi Tết
Cộng đồng người Việt ở Brisbane hàng năm đều có hội chợ Tết. Chợ họp trên nền một sân rộng đủ dựng rạp cho hàng trăm gian hàng nhỏ, hầu hết là bán thức ăn Việt. Những khu vui chơi cho trẻ con và người lớn như đu quay, nhà hơi, những trò vui chơi có thưởng… Sân khấu trung tâm có nhạc sống mà người biểu diễn là những người yêu ca hát từ trẻ đến già. Một giàn âm thanh đơn giản, một cái đàn oóc, vài cái micro là đủ để cho ca sĩ trổ tài. Phải rất yêu thích tiếng mẹ đẻ và được sự hỗ trợ của gia đình, những em nhỏ gốc Việt hay những chàng trai cô gái trẻ sinh ra và lớn lên ở Úc mới giữ được thói quen nói và hát bằng tiếng Việt.
Chơi Tết
Cộng đồng người Việt ở Brisbane hàng năm đều có hội chợ Tết. Chợ họp trên nền một sân rộng đủ dựng rạp cho hàng trăm gian hàng nhỏ, hầu hết là bán thức ăn Việt. Những khu vui chơi cho trẻ con và người lớn như đu quay, nhà hơi, những trò vui chơi có thưởng… Sân khấu trung tâm có nhạc sống mà người biểu diễn là những người yêu ca hát từ trẻ đến già. Một giàn âm thanh đơn giản, một cái đàn oóc, vài cái micro là đủ để cho ca sĩ trổ tài. Phải rất yêu thích tiếng mẹ đẻ và được sự hỗ trợ của gia đình, những em nhỏ gốc Việt hay những chàng trai cô gái trẻ sinh ra và lớn lên ở Úc mới giữ được thói quen nói và hát bằng tiếng Việt.
Tôi thích đến khu hội chợ người Việt, đứng xem lũ trẻ xúng xính áo váy trong cánh gà chờ đợi đến lượt lên biểu diễn. Tôi cũng thích nếm những món ăn Việt Nam và thích đứng lặng đi giữa chợ, nghe xôn xao tiếng Việt đẫm quanh mình.
Tết đến từ những điều giản đơn như vậy…
Tết đến từ những điều giản đơn như vậy…
Kiều Sương / Theo vietmagazine.com.au
nuocduc.org / Nước Đức (Tổng hợp)
No comments:
Post a Comment