Bài viết là trải nghiệm thực tế của một du học sinh Việt sang Đức học tập, thấy được thực trạng và cái nhìn của người Đức nói riêng và người phương Tây nói chung về người Việt ta. Tác giả bài viết cũng nói lên thực tế của các hoài bão ước mơ của học sinh sinh viên trong nước khi nuôi mộng vượt biển xa, giúp ta có cái nhìn thực tế và rõ ràng hơn cho con đường ta đang mơ mộng.
Đây là bài viết của bạn Mai Popo được chia sẻ trên trang nuocduc.org với tựa đề gốc là “Người Việt trong mắt người Đức thực sự như thế nào?“
Các bạn trẻ thân mến, tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và đam mê, sẵn sàng đương đầu với thử thách, cộng với thời giờ đã có điệu kiện hơn rất nhiều. Việc các bạn muốn lao ra đại dương, đương đầu với sóng lớn thiệt là rất tốt, rất mạnh mẽ.
Nhưng khi các bạn xác định mục tiêu các bạn biết gì về nước Đức, về chương trình học của Đức chưa?
Tôi xin kể đôi điều về trải nghiệm của tôi về nước Đức, dù nó không còn mới, tức là trải nghiệm này cũng lâu rồi, nhưng mong nó mang lại cho các bạn những hình dung ban đầu.
Tôi, bước chân vào Đức khi đã có một tấm bằng đại học Mỹ và bằng C1 Đức, lúc đấy tôi từng nghĩ oách xà lách lắm, tiếng anh tốt rồi, tiếng Đức với C1 chỉ chút xíu cố gắng là tôi ok à nghen.
Vậy mà, mọi thứ đột nhiên khác hẳn.
Thứ tiếng Đức C1 bập bõm của tôi, chỉ đủ nghe TV thời sự, chứ nghe dân (dân nhé, chứ sinh viên nói thì vẫn hiễu) nói chuyện hay nghe giáo sư giảng bài coi như lỗ tai đáng yêu của tôi như bị hỏng luôn rồi.
Đứt cước các bạn ạ, cả nửa kỳ đầu tôi loay hoay, bài đọc và đọc tài liệu thì tất nhiên vẫn hiểu.
Nhưng để nói rõ ràng cho người khác hiểu lại khác hẳn và để giao tiếp thì đúng là tôi thấy mình ngất ngơ, sao lị có thể họ cười mà tôi cũng ngoác mõm tôi ra, nhg thực ra tôi chẳng 1 tí teo gì hiểu, trời ơi, tôi thấy mình ngu như 1 con bò luôn, y chang phomai bò cười.
Tôi cảm thấy xỉ nhục .
Tôi đi học nhóm dành cho sinh viên nước ngoài, bình thường, là 1 Dozent ( tức là kiểu master hay phd giảng bài tập hoặc bài thực hành cho sinh viên thôi) hôm ý chắc giáo sư bị rảnh ý, hay là đầu óc ko thông được vấn đế, đến nhóm nói chuyện.
Lúc ý đã gần thi, nhóm 10 người, toàn nước ngoài , khoảng 1 chú Nga, 1 chú Polan, 3 Trung Quốc, 1 Việt Nam là tôi, và vài người nước khác Ý iếc gì đấy,nói chung, tôi không quan tâm.
Giáo sư hỏi, chúng mày có hiểu ko, ờ, giáo sư hỏi thì trả lời, cũng tạm, hỏi bọn mày từ đâu đến, trả lời.
Rồi đột ngột lão hỏi, mấy đứa T.Quốc, mày học xong kế hoạch thế nào. Bọn nó bảo, tao muốn làm công ty lớn, học tập kĩ thuật của chúng mày rồi về nước, (vâng nó trắng trợn thế đấy), lão hỏi, nếu không có công ty nhận, bọn mày làm sao, 3 đứa bảo, về thôi. Lão gật gật cái đầu, mặt trầm ngâm.
Quay sang tôi, giáo sứ hỏi, còn mày? Tao về, tôi trả lời thế thôi, đơn giản chỉ là tôi nghĩ nói thêm họ cũng chẳng hiểu.
Vậy mà, Giáo sư hỏi lại, thế không phải là dù mày kém hay giỏi, ra trường hay không, mày đều tìm cách ở như bao người Việt khác à lại à?
Ôi, mặt tôi đỏ bừng bừng, tức vãi cả kèn ra luôn. Tôi trả lời luôn bằng tiếng Anh. Người Việt mày gặp không đại diện cho toàn bộ người Việt Nam.
Tao không giỏi nhất, nhưng tao sẽ khá hơn phần đông. Và tao chưa bao giờ nghĩ tao sẽ ở lại đây, có làm việc tao sẽ chọn 1 nước nói tiếng Anh. Lão ý chỉ cười mỉm một cái, cái cười đó là cái gì, là mỉa mai hay chấp nhận, tôi không rõ.
Nhưng tất cả các môn khác có trượt, môn ý của tôi cũng phải cao nhất, và vỗ vào mặt lão ý, cả cái đề tài của tôi luôn, rồi tôi cắp vali về nước.
Đúng thời hạn, với điểm không cao nhất toàn khoa, nhưng cao nhất trong năm ấy tại module của lão.
Tôi kể ra, không để khoe, nhưng tôi muốn nói rằng, trong tâm trí người Đức, chỗ đứng của người Việt chỉ là lau nhà, quét dọn, quán nhỏ, và moi móc mọi thứ, mọi ngóc ngách để tìm cách ở lại. Các bạn trẻ, các bạn thế hệ mới chính các bạn là người sẽ quyết định, tương lai con các bạn được người ta nhìn như thế nào.
Em các bạn, con các bạn, cháu các bạn sẽ được nhìn nhận ban đầu là công nhân, là kỹ sư, là nhà khoa học hay không? Phụ thuộc đầu tiên vào việc các bạn như thế nào, cố gắng ra sao, nhân cách như nào.
Trong tâm trí người Đức, chỗ đứng của người Việt chỉ là lau nhà, quét dọn, quán nhỏ, và moi móc mọi thứ, mọi ngóc ngách để tìm cách ở lại.
Hãy nghĩ đến bố mẹ các bạn, bố mẹ các bạn nuôi các bạn ăn, dạy các bạn học 18,20 năm trời, có điều kiện cho các bạn đi học là mong các bạn trở thành người giúp ích cho xã hội, cho đất nước và là để các bạn ngẩng cao đầu mà sống, chứ không ai muốn các bạn cúi mặt trở thành người quét rác, lau toiilet, hay làm việc chui lủi, ở một đất nước khác.
Bởi vậy, khi bước chân vào nước Đức bạn hãy học cách sống thẳng, nếu là đi học, hãy bỏ công sức, quyết tâm và nghị lực ra học, nếu thấy ko kham nổi, thì tìm hiểu chương trình Ausbildung để mà sang, khi sang thì phải quyết tâm là thực hiện mục tiêu đề ra, đừng sang chỉ vì nghĩ nước họ tốt hơn nước mình. vì sao?
Học tại nước Đức, các bạn phải hiểu, học ở đây rất nặng, có rất nhiều người Việt học 10 năm chưa ra được trường, hoặc phải chuyển trường liên tục.
Khó khăn lớn nhất là do tiếng Đức có nhiều từ, nhiều nghĩa bóng hơn tiếng Anh rất nhiều,và người Đức nói chuyện cũng rất mỉa mai. Bản chất người Đức, thực sự, họ không quá phân biệt chủng tộc, ko kì thị giàu nghèo, nhưng họ rất coi trọng bằng cấp và họ phân biệt tầng lớp nặng nề.
Ngoài ra do lòng tự tôn với dân tộc họ rất cao, nên họ rất coi thường những người nước ngoài không có lòng tự trọng, không có nỗ lực để vươn lên. Ngoài ra, họ cũng rất thực tế, thực tế đến mức thực dụng, nếu bạn không giỏi bằng và hơn họ, họ sẽ không muốn tiếp xúc với bạn, vì tiếp xúc với bạn không đem lại cái gì cho họ.
Họ sống lạnh lùng, khép kín, và chỉ mở lòng với những người thực sự hợp với họ. Nên việc giao tiếp hay không, đối với họ không quá quan trọng.
Thứ 2, các bạn đừng gào lên ở VN không có công ăn việc làm, đầy. Vấn đề chỉ là các bạn chê, lương thấp, nhưng tôi nói, lương VN lại đang là quá cao so với sức lao động bỏ ra. Lương ra trường có thể 3 tr, 5 tr.
Nhưng sau 3 năm bạn cố gắng hết mình, mức lương đấy đã gấp đôi, thậm chí gấp 3, và sau 5-7 năm, lương ở VN cao hơn ở bên này. Lương bên này, khởi điểm của người nước ngoài khoảng 1200-1500eur sau khi thuế mà các thể loại, thuê cái nhà ở chung với hàng tá người khác, đã khoảng 300-400, chưa kể ăn uống, chơi bời, bảo hiểm.
Và sau 5 năm, nếu hết sức ưu tú, chỉ khoảng 2000-2200eur. Tiết kiệm chả được là bao nếu mỗi năm các bạn muốn về VN thăm nhà 1 lần.
Chưa kể, để được đi làm bên này, các bạn phải học giỏi, điểm tốt, giao tiếp tốt. Thật sự là rất thách thức.
P/S: Nhiều bạn thắc mắc về lương quá nhỉ? Thực ra tôi, chưa hề nghĩ nó quan trọng, tôi chỉ nghĩ là các bạn sang học, thì hãy học cho tốt, và làm gì để học tốt đã.
Còn mức lương kia, là mức lương trung bình đã tính thuế bậc 4 ( lương sau thuế dành cho người độc thân)
Vậy các bạn sang bên này làm gì? Làm nhà hàng?
Tớ chỉ nói thế này thôi, có quá nhiều người Việt làm quán, nhưng vẫn hưởng trợ cấp cho người nghèo. Đánh giá thế nào tùy các bạn đối với tớ là XẤU. nhưng điểm xấu mà tớ còn không thể chấp nhận được ở cái nghề này là quá PHŨ, có những người sang bên này mở nhà hàng 10 năm rồi không dám về VN vì sợ mất khách.
Bố mẹ CHẾT khóc qua máy tính, vâng. Các bạn muốn con đường đi của các bạn thế nào???????
Tôi kể ra, chỉ mong các bạn hãy trang bị cho mình, đầy đủ tâm lý và kiến thức để bước vào thực hiện giấc mơ của bạn thôi.
Tôi mong thế hệ trẻ Việt Nam ra nước ngoài càng nhiều càng tốt, nhưng trước khi đi, phải tìm hiểu thật rõ, nơi mình đến, nên tôn trọng luật pháp và kỉ luật của nước mình cũng như nước sở tại.
Ở Đức, tính kỉ luật rất cao, ngay cả tàu điện chỉ chậm khoảng 1 phút thôi là vô số khuôn mặt thất vọng và khó chịu rồi.
Các bạn có kỉ luật không? có làm việc đúng giờ không? có thực hiện mục tiêu đúng lúc. đúng kỉ luật, đúng thời hạn hạn không?
Điều đặt ra cho các bạn khi các bạn bước chân vào nước Đức là phải học và đặc biệt phải học là tiếng Đức thật tốt. Chỉ có tiếng Đức tốt, bạn mới học được và đi làm thêm được.
Xét một cách tổng quan, chương trình học ở Việt Nam cũng rất nặng lý thuyết, và nếu bạn học tốt ở Việt Nam, lượng kiến thức mới ở Đức bạn sẽ dễ dàng tiếp thu. Thế có nghĩa là tất cả chỉ là tiếng Đức của bạn, tốt nhất có thể, với tôi, nên là ở C1 trở lên hãy đi học.
Đối với người Đức ”Lý thuyết là tối ưu của thực tế” ngược hẳn với câu ” Lý thuyết muôn đời là màu xám”.
Nếu muốn được họ coi trọng, bạn phải là người hiểu họ nói, nói họ hiểu, và có kiến thức, mục tiêu sống mạnh mẽ với nghị lực bền bỉ. Và người Đức cũng có câu, “chúng tôi không muốn có một vì sao sáng, vì chúng tôi có cả một bầu trời sao”.
Điều đó, có nghĩa là gì, họ không cần 1 cá nhân nổi bận, họ cần tất cả đều thành công như nhau, tất cả đều được hưỡng những điều tốt đẹp, đây cũng trả lời cho câu hỏi “Vì sao kinh tế họ phát triển bền vững”.
Về quan điểm cá nhân, tôi thấy nên tốt nghiệp đại học, ít nhất ở Việt Nam rồi hãy đi Đức, vì ít nhất các bạn đã có bằng đại học.
Trong thời gian các bạn học đại học, tầm từ năm thứ 2 trở đi, hãy dành thời gian học tiếng Đức nếu muốn đi, học ở trung tâm học ở trường đại học.., học thuộc lòng tất cả những gì bạn có bằng tiếng Đức, hiểu rõ từ, xem phim, ảnh, ti vi, …..Khi đó, tôi hi vọng con đường đi của các bạn sẽ đỡ gập gềnh hơn.
Tỉ lệ ra trường đúng hạn và thành công sẽ cao hơn.
Nếu các bạn sang đây học tiếng, học DSH, các bạn sẽ đứng trước tình trạng, học tiếng ko thành, rồi bị về nước, như thế quả thực là rất tiếc, rất tốn thời gian, tiền bạc, các bạn xấu hổ với gia đình, bạn bè và các bạn lại muốn làm liều, lại một thế hệ Việt Nam liều khác…
Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là ai cũng bị trượt DSH, ai cũng bị về nước.
Chỉ là, dù các bạn có đỗ DSH, nhưng từ DSH đến việc học tốt, và ra trường nó cũng khác nhau rất nhiều, nó cũng là một con đường rất dài và khó khăn.
Hãy cố gắng cần thận xây tương lai của bạn từ viên gạch đầu tiên, bởi thời gian qua không bao giờ lấy lại được, và xây lại lần thứ hai bao giờ cũng khó hơn lần đầu.
nuocduc.org / Nước Đức (Tổng hợp)
No comments:
Post a Comment