Tìm khóa học phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình
Điều quan trọng nhất là bạn phải xác định được bản thân mình muốn gì và cần gì. Bạn tốt nghiệp ngành gì, muốn học tiếp về lĩnh vực nào, theo định hướng nghiên cứu hay thực hành, có dự định ra sao về công việc trong tương lai… Trước khi tính chuyện đi học tiếp, ít nhất bạn cần có những mục tiêu rõ ràng cho bản thân mình.
Mặt khác, tuy có những ngoại lệ nhất định, nhưng thường thì bạn cần có bằng cấp trong lĩnh vực tương đương trước khi nộp hồ sơ vào một chương trình cao học nhất định. Ví dụ bạn không thể hy vọng sẽ học cao học ngành kỹ sư khi tốt nghiệp ngành ngoại ngữ… Tuy nhiên, khối ngành kinh tế, tài chính hay quản trị kinh doanh lại là một ngoại lệ. Nhìn chung khối ngành này khá linh hoạt trong vấn đề yêu cầu đầu vào, chỉ cần bạn chứng minh được mình có những kiến thức cơ bản nhất định và có khả năng theo học. Với ngành kinh tế hay tài chính, bạn còn đặc biệt có lợi thế nếu có nền tảng tư duy toán học, hay thậm chí là vật lý nữa. Còn nếu muốn theo học thạc sĩ quản trị kinh doanh, các chương trình có chất lượng thường đòi hỏi ít nhất 1-2 năm kinh nghiệm làm việc.
Một khi đã xác định được mục tiêu của mình, bạn có thể tiến hành chọn trường, chọn khóa học cụ thể cho mình. Thay vì phải vào website của từng trường, bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm của DAAD như link sau: https://www.daad.de/deutschland/studienangebote/international-programs/de/. Chọn các tiêu chí mà bạn mong muốn: cấp bậc học (trong trường hợp này là Master), lĩnh vực, chuyên ngành hẹp… và theo dõi kết quả để lọc ra một số khóa học mà bạn cảm thấy phù hợp nhất. Thông tin cung cấp ở đây rất đầy đủ và chi tiết về nội dung, yêu cầu cũng như cách thức nộp hồ sơ, ngoài ra có đường link dẫn đến trang chủ. Các bạn cần đọc kỹ để không bỏ sót thông tin quan trọng nào.
Chuẩn bị hồ sơ xin học
Tuy mỗi trường đại học, mỗi chương trình cụ thể có những yêu cầu khác nhau về hồ sơ xin học song về cơ bản đều bao gồm những loại giấy tờ như sau: bằng tốt nghiệp đại học hay tương đương của một trường đại học được công nhận, bảng điểm đại học, chứng chỉ tiếng Anh (TOEFL hoặc IELTS), thư giới thiệu của giáo sư (thường gồm 2 thư của 2 giảng viên/giáo sư khác nhau), bài luận cá nhân, đơn xin học (application form), chứng chỉ APS (nếu bạn theo học tại 1 trường Đại học không phải của Việt Nam, Trung Quốc hay Mông Cổ thì không cần nộp APS). Ngoài ra các trường có thể yêu cầu thêm các chứng chỉ bổ sung khác (ví dụ GRE hay GMAT hay chứng chỉ tiếng Đức), lý lịch bản thân (CV), bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, các loại bằng khen, giấy khen chứng minh thành tích, bản mô tả chương trình hay các môn học tại trường Đại học, bản giải thích hệ thống tính điểm… Tất cả các loại bằng cấp, giấy tờ gốc không phải được cấp bằng tiếng Anh hay tiếng Đức đều cần được dịch công chứng sang tiếng Anh hoặc tiếng Đức (thường là tiếng Anh). Tùy theo khả năng và các giấy tờ sẵn có mà quá trình chuẩn bị hồ sơ này có thể kéo dài từ vài tháng đến 1 năm trong các trường hợp khác nhau.
Nộp hồ sơ xin học
Các chương trình cao học bằng tiếng Anh đều hạn chế đầu vào và có quy định thời gian nộp hồ sơ cụ thể, vì vậy các bạn cần chú ý để không bỏ lỡ khoảng thời gian này. Nếu có thể các bạn nên nộp hồ sơ trong khoảng thời gian sớm nhất có thể, đừng chờ đến ngày cuối cùng mới gửi đi.
Đa phần các trường đều yêu cầu nộp hồ sơ xin học qua bưu điện nhưng có những trường yêu cầu thí sinh đăng ký và gửi giấy tờ online qua trang web chuyên dụng hoặc kết hợp cả hai hình thức. Bên cạnh trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp cho trường đại học, một số trường còn có thể yêu cầu nộp hồ sơ qua uni-assist (http://www.uni-assist.de/index_en.html). Trong trường hợp này bạn cần lập một tài khoản cá nhân trên trang chủ của uni-assist (theo đường link đã dẫn) và làm theo các bước được yêu cầu bao gồm điền thông tin cá nhân, tải giấy tờ bản điện tử (pdf), nộp lệ phí cho uni-assist và gửi hồ sơ bản cứng theo đường bưu điện (tùy theo yêu cầu của từng trường).
Các bạn cần đọc kỹ yêu cầu và đảm bảo tuân thủ đúng quy định của từng trường. Ngoài ra, bất cứ bộ hồ sơ nào không bao gồm đầy đủ tất cả các loại giấy tờ cần thiết theo yêu cầu đều bị loại, cho dù thí sinh đó có xuất sắc đến đâu, vì thế, chuẩn bị hồ sơ cẩn thận, đầy đủ là việc vô cùng quan trọng. Các bạn có thể tạo checklist cho từng bộ hồ sơ để dễ theo dõi hơn. Trong trường hợp phát hiện có thiếu sót cần nộp bổ sung ngay (nếu vẫn trong hạn nộp hồ sơ – còn nếu đã qua hạn nộp hồ sơ thì xin chia buồn, bạn chắc chắn sẽ bị loại). Đây cũng là một lý do bạn nên cân nhắc gửi hồ sơ đi sớm nhất có thể.
Nộp hồ sơ xong thì làm gì?
…thì chờ kết quả! Sau khi các bạn gửi hồ sơ đi trong khoảng từ 2 đến 3 tuần (phụ thuộc vào thời gian hồ sơ đến đích và số lượng hồ sơ trường tiếp nhận năm đó, cũng có trường chờ đến sau ngày cuối cùng của hạn nộp hồ sơ), thường bạn sẽ nhận được email thông báo rằng hồ sơ của bạn đã đến nơi quy định và có đầy đủ theo yêu cầu hay không. Với các bạn nộp hồ sơ online hay thông qua uni-assist, các bạn cũng có thể theo dõi tình trạng hồ sơ của mình trên mạng. Kết quả trúng tuyển cũng sẽ được thông báo đến từng người trong khoảng 1-2 tháng sau hạn cuối của việc nộp hồ sơ (ví dụ hạn nộp hồ sơ là tháng 5 thì kết quả thường sẽ được công bố trong tháng 7).
Trong trường hợp không nhận được bất cứ thông báo nào, bạn hoàn toàn có thể viết thư cho người phụ trách về các thắc mắc của mình. Tất cả các trường, các khoa, các chương trình học… đều cung cấp đầy đủ và chi tiết thông tin liên lạc của người phụ trách tiếp nhận hồ sơ hay giải đáp thắc mắc mà bạn có thể dễ dàng sử dụng được. Theo đánh giá chủ quan của người viết, những nhân viên này làm việc rất chuyên nghiệp và hiệu quả, tuy nhiên bạn cũng đừng vì thế mà quá nôn nóng, gửi thư gọi điện liên tục hay hỏi đi hỏi lại một vấn đề. Người nộp hồ sơ không chỉ có mình bạn, hãy kiên nhẫn chờ đợi!
Và tại sao không tận dụng khoảng thời gian chờ đợi để làm những việc có ích hơn nhỉ, như đi học thêm vài khóa tiếng Đức chẳng hạn? Dù bạn đi học bằng tiếng Anh nhưng nếu biết tiếng Đức bạn sẽ có rất nhiều lợi thế đấy! Bạn sẽ thấy thời gian trôi rất nhanh. Rồi một ngày đẹp trời khi kiểm tra hòm thư, bạn nhận được thông tin mình đã trúng tuyển vào một trường ở Đức, cảm giác lúc ấy chỉ có thể nói là “einfach wunderbar”!
Điều quan trọng nhất là bạn phải xác định được bản thân mình muốn gì và cần gì. Bạn tốt nghiệp ngành gì, muốn học tiếp về lĩnh vực nào, theo định hướng nghiên cứu hay thực hành, có dự định ra sao về công việc trong tương lai… Trước khi tính chuyện đi học tiếp, ít nhất bạn cần có những mục tiêu rõ ràng cho bản thân mình.
Mặt khác, tuy có những ngoại lệ nhất định, nhưng thường thì bạn cần có bằng cấp trong lĩnh vực tương đương trước khi nộp hồ sơ vào một chương trình cao học nhất định. Ví dụ bạn không thể hy vọng sẽ học cao học ngành kỹ sư khi tốt nghiệp ngành ngoại ngữ… Tuy nhiên, khối ngành kinh tế, tài chính hay quản trị kinh doanh lại là một ngoại lệ. Nhìn chung khối ngành này khá linh hoạt trong vấn đề yêu cầu đầu vào, chỉ cần bạn chứng minh được mình có những kiến thức cơ bản nhất định và có khả năng theo học. Với ngành kinh tế hay tài chính, bạn còn đặc biệt có lợi thế nếu có nền tảng tư duy toán học, hay thậm chí là vật lý nữa. Còn nếu muốn theo học thạc sĩ quản trị kinh doanh, các chương trình có chất lượng thường đòi hỏi ít nhất 1-2 năm kinh nghiệm làm việc.
Một khi đã xác định được mục tiêu của mình, bạn có thể tiến hành chọn trường, chọn khóa học cụ thể cho mình. Thay vì phải vào website của từng trường, bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm của DAAD như link sau: https://www.daad.de/deutschland/studienangebote/international-programs/de/. Chọn các tiêu chí mà bạn mong muốn: cấp bậc học (trong trường hợp này là Master), lĩnh vực, chuyên ngành hẹp… và theo dõi kết quả để lọc ra một số khóa học mà bạn cảm thấy phù hợp nhất. Thông tin cung cấp ở đây rất đầy đủ và chi tiết về nội dung, yêu cầu cũng như cách thức nộp hồ sơ, ngoài ra có đường link dẫn đến trang chủ. Các bạn cần đọc kỹ để không bỏ sót thông tin quan trọng nào.
Chuẩn bị hồ sơ xin học
Tuy mỗi trường đại học, mỗi chương trình cụ thể có những yêu cầu khác nhau về hồ sơ xin học song về cơ bản đều bao gồm những loại giấy tờ như sau: bằng tốt nghiệp đại học hay tương đương của một trường đại học được công nhận, bảng điểm đại học, chứng chỉ tiếng Anh (TOEFL hoặc IELTS), thư giới thiệu của giáo sư (thường gồm 2 thư của 2 giảng viên/giáo sư khác nhau), bài luận cá nhân, đơn xin học (application form), chứng chỉ APS (nếu bạn theo học tại 1 trường Đại học không phải của Việt Nam, Trung Quốc hay Mông Cổ thì không cần nộp APS). Ngoài ra các trường có thể yêu cầu thêm các chứng chỉ bổ sung khác (ví dụ GRE hay GMAT hay chứng chỉ tiếng Đức), lý lịch bản thân (CV), bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, các loại bằng khen, giấy khen chứng minh thành tích, bản mô tả chương trình hay các môn học tại trường Đại học, bản giải thích hệ thống tính điểm… Tất cả các loại bằng cấp, giấy tờ gốc không phải được cấp bằng tiếng Anh hay tiếng Đức đều cần được dịch công chứng sang tiếng Anh hoặc tiếng Đức (thường là tiếng Anh). Tùy theo khả năng và các giấy tờ sẵn có mà quá trình chuẩn bị hồ sơ này có thể kéo dài từ vài tháng đến 1 năm trong các trường hợp khác nhau.
Nộp hồ sơ xin học
Các chương trình cao học bằng tiếng Anh đều hạn chế đầu vào và có quy định thời gian nộp hồ sơ cụ thể, vì vậy các bạn cần chú ý để không bỏ lỡ khoảng thời gian này. Nếu có thể các bạn nên nộp hồ sơ trong khoảng thời gian sớm nhất có thể, đừng chờ đến ngày cuối cùng mới gửi đi.
Đa phần các trường đều yêu cầu nộp hồ sơ xin học qua bưu điện nhưng có những trường yêu cầu thí sinh đăng ký và gửi giấy tờ online qua trang web chuyên dụng hoặc kết hợp cả hai hình thức. Bên cạnh trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp cho trường đại học, một số trường còn có thể yêu cầu nộp hồ sơ qua uni-assist (http://www.uni-assist.de/index_en.html). Trong trường hợp này bạn cần lập một tài khoản cá nhân trên trang chủ của uni-assist (theo đường link đã dẫn) và làm theo các bước được yêu cầu bao gồm điền thông tin cá nhân, tải giấy tờ bản điện tử (pdf), nộp lệ phí cho uni-assist và gửi hồ sơ bản cứng theo đường bưu điện (tùy theo yêu cầu của từng trường).
Các bạn cần đọc kỹ yêu cầu và đảm bảo tuân thủ đúng quy định của từng trường. Ngoài ra, bất cứ bộ hồ sơ nào không bao gồm đầy đủ tất cả các loại giấy tờ cần thiết theo yêu cầu đều bị loại, cho dù thí sinh đó có xuất sắc đến đâu, vì thế, chuẩn bị hồ sơ cẩn thận, đầy đủ là việc vô cùng quan trọng. Các bạn có thể tạo checklist cho từng bộ hồ sơ để dễ theo dõi hơn. Trong trường hợp phát hiện có thiếu sót cần nộp bổ sung ngay (nếu vẫn trong hạn nộp hồ sơ – còn nếu đã qua hạn nộp hồ sơ thì xin chia buồn, bạn chắc chắn sẽ bị loại). Đây cũng là một lý do bạn nên cân nhắc gửi hồ sơ đi sớm nhất có thể.
Nộp hồ sơ xong thì làm gì?
…thì chờ kết quả! Sau khi các bạn gửi hồ sơ đi trong khoảng từ 2 đến 3 tuần (phụ thuộc vào thời gian hồ sơ đến đích và số lượng hồ sơ trường tiếp nhận năm đó, cũng có trường chờ đến sau ngày cuối cùng của hạn nộp hồ sơ), thường bạn sẽ nhận được email thông báo rằng hồ sơ của bạn đã đến nơi quy định và có đầy đủ theo yêu cầu hay không. Với các bạn nộp hồ sơ online hay thông qua uni-assist, các bạn cũng có thể theo dõi tình trạng hồ sơ của mình trên mạng. Kết quả trúng tuyển cũng sẽ được thông báo đến từng người trong khoảng 1-2 tháng sau hạn cuối của việc nộp hồ sơ (ví dụ hạn nộp hồ sơ là tháng 5 thì kết quả thường sẽ được công bố trong tháng 7).
Trong trường hợp không nhận được bất cứ thông báo nào, bạn hoàn toàn có thể viết thư cho người phụ trách về các thắc mắc của mình. Tất cả các trường, các khoa, các chương trình học… đều cung cấp đầy đủ và chi tiết thông tin liên lạc của người phụ trách tiếp nhận hồ sơ hay giải đáp thắc mắc mà bạn có thể dễ dàng sử dụng được. Theo đánh giá chủ quan của người viết, những nhân viên này làm việc rất chuyên nghiệp và hiệu quả, tuy nhiên bạn cũng đừng vì thế mà quá nôn nóng, gửi thư gọi điện liên tục hay hỏi đi hỏi lại một vấn đề. Người nộp hồ sơ không chỉ có mình bạn, hãy kiên nhẫn chờ đợi!
Và tại sao không tận dụng khoảng thời gian chờ đợi để làm những việc có ích hơn nhỉ, như đi học thêm vài khóa tiếng Đức chẳng hạn? Dù bạn đi học bằng tiếng Anh nhưng nếu biết tiếng Đức bạn sẽ có rất nhiều lợi thế đấy! Bạn sẽ thấy thời gian trôi rất nhanh. Rồi một ngày đẹp trời khi kiểm tra hòm thư, bạn nhận được thông tin mình đã trúng tuyển vào một trường ở Đức, cảm giác lúc ấy chỉ có thể nói là “einfach wunderbar”!
Tác giả bài viết: Vũ Phương Nga Hội SVVN tại Freiburg (HCGF)
nuocduc.org / Nước Đức (Tổng hợp)
No comments:
Post a Comment