Cứng rắn hay nhân đạo? Trật tự hay quyền con người? Các xu thế trái ngược nhau của nước Đức, cả giới tinh hoa lẫn thường dân, về cuộc tranh luận nhập cư và di dân. Đã có quá nhiều máu và nước mắt sau các vụ thảm sát và nhiều hình thức tấn công như khủng bố khiến ít nhất 13 người chết.
Thủ tướng Angela Merkel trò chuyện với các bé gái Palestine đang tị nạn ở Đức. Ảnh TL
"Wir schanffen das" - "Chúng ta sẽ làm được", câu nói mà bà Angela Merkel phát biểu cách đây một năm đã đi vào lịch sử khi nữ thủ tướng quyền lực nhất hành tinh quyết định mở rộng cửa đón người tị nạn. Bà Merkel mới đây vẫn lên tiếng bảo vệ lập trường chào đón người tị nạn của bà trong bối cảnh xảy ra hàng loạt các cuộc tấn công bạo lực. Trong khi đó, xã hội đang kêu gọi bài trừ và đòi hỏi chính sách cứng rắn hơn.
Người ta đang tự hỏi rằng có phải người Đức đã quá tốt, quá nhân đạo, và chính sách mở cửa biên giới của mình đang bị lợi dụng?
Quốc gia nằm ở trái tim châu Âu đã từng bước ra từ bóng tối hoang tàn của chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc chiến mà những tiền nhân của họ đã đẩy hàng triệu người trở thành di dân cưỡng bức, chết, bị thương hay ly tán trên con đường trốn chạy. Vì thế, nước Đức bị giằng xé về mặt nhân đạo, đó là không thể để cho vấn đề tị nạn gây thảm họa về con người.
Nhưng Berlin lại bị bế tắc trong các giải pháp, dẫn đến tình trạng lúc thì mở cửa, lúc thì đóng cửa không nhận người tị nạn. Nếu dòng người tị nạn không quay về, hoặc gia tăng không ngừng sẽ là vấn đề nan giải của Berlin.
Cho đến giờ, nước Đức trong bối cảnh EU không có một chính sách thống nhất để giải quyết dù khủng hoảng nhập cư được xem là nghiêm trọng hơn khủng hoảng tài chính.
Áp lực lớn nhất hiện nay đang đè lên Đức, Áo - những nước đứng ra tiếp nhận, và những nước có vai trò trung chuyển như Serbia, Croatia. Đến mức nào đó áp lực lớn quá, EU phải có sự phân bổ trong nội khối để giảm gánh nặng. Nhưng có điều mà EU chưa lường được là chưa biết sẽ còn có bao nhiêu người nhập cư vào EU, 120.000 người tị nạn trong năm nay hoặc thậm chí sẽ còn nhiều hơn nữa. Bởi vậy, chính sách phân bổ còn phụ thuộc vào lượng người tị nạn trên thực tế. Hiện giờ dân chúng ở các nước châu Âu đang hoan nghênh, nhưng sau một thời gian có cọ xát thì sẽ có thể thay đổi thái độ. Châu Âu hiện được đánh giá tốt nhưng không thể tốt hơn lâu được.
Người tị nạn dùng thuyền đến từ Trung và Đông Địa Trung Hải là hiện tượng gây chú ý toàn thế giới và đã tăng lên đáng kể. Năm 2014, 219.000 người đã đến châu Âu bằng đường biển, trong đó 43.500 người đến Hy Lạp, 175.000 người đến Ý, 4.250 người đến Tây Ban Nha, 568 người đến Malta và 339 người đến Cyprus. Một nửa trong số họ là những người di cư không nhận được sự bảo trợ của quốc tế vì họ không phải trốn chạy từ các nước có chiến tranh mà chủ yếu là di dân vì mục đích kinh tế đến từ Tây Phi. Đối với những người này, EU đưa ra giải pháp là đẩy họ quay trở về nước. Trên thực tế, sẽ không thể thực hiện một chính sách tị nạn hiệu quả nếu như không có một chính sách hồi hương.
Không phải tất cả các nhà nước thành viên EU đều muốn tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn này, hoặc sẵn sàng áp dụng các quy tắc đã được thiết lập như cơ chế Dublin, trong khi đó một số nước đã xây dựng các hệ thống đón tiếp người tị nạn một cách thiếu hiệu quả.
Rủi ro di dân đang nằm ở việc các nước thành viên EU quay trở lại với các chính sách quốc gia của mình và nối lại hoạt động kiểm soát biên giới. Giờ đây không phải là việc đẩy vấn đề người tị nạn cho nước khác, mà EU phải suy nghĩ về một mô hình khác nhằm áp dụng một hình thức tiếp cận chung trên lãnh thổ tất cả các nước EU. Vấn đề người tị nạn sẽ không chỉ thuộc phạm vi của một lãnh thổ quốc gia nữa, mà sẽ theo cách giải quyết đơn xin tị nạn ở tầm EU, tại các trung tâm dành cho người tị nạn trên lãnh thổ các nước EU, tại các điểm nhập cảnh vào EU. Vấn đề lựa chọn nước tị nạn sẽ căn cứ vào lịch sử và các mối liên hệ của nó cũng phải được giải quyết trong phạm vi của một chính sách tị nạn chung của châu Âu.
Trước tâm bão, người Đức tỏ ra cứng cỏi, độc lập và quyết đoán. Họ từng quyết bảo vệ một Hy Lạp trung thành với triết lý phát triển của EU dù Hy Lạp còn nhiều khuyết điểm; nhưng sẽ không nhượng bộ trước một nước Anh quý tộc và luôn thích ngoại lệ.
Nay cuộc chiến không phải chỉ là bên ngoài, mà là đi sâu vào các vấn đề cốt lõi của người Đức. Lợi ích, bản sắc và an ninh quốc gia đang bị đe dọa. Giữa ngã ba đường, một phán quyết cứng rắn có thể là một phản xạ tự nhiên hay là một cách thức thỏa hiệp với làn sóng phản đối ngày càng rộng khắp.
Thủ tướng Angela Merkel trò chuyện với các bé gái Palestine đang tị nạn ở Đức. Ảnh TL
"Wir schanffen das" - "Chúng ta sẽ làm được", câu nói mà bà Angela Merkel phát biểu cách đây một năm đã đi vào lịch sử khi nữ thủ tướng quyền lực nhất hành tinh quyết định mở rộng cửa đón người tị nạn. Bà Merkel mới đây vẫn lên tiếng bảo vệ lập trường chào đón người tị nạn của bà trong bối cảnh xảy ra hàng loạt các cuộc tấn công bạo lực. Trong khi đó, xã hội đang kêu gọi bài trừ và đòi hỏi chính sách cứng rắn hơn.
Người ta đang tự hỏi rằng có phải người Đức đã quá tốt, quá nhân đạo, và chính sách mở cửa biên giới của mình đang bị lợi dụng?
Quốc gia nằm ở trái tim châu Âu đã từng bước ra từ bóng tối hoang tàn của chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc chiến mà những tiền nhân của họ đã đẩy hàng triệu người trở thành di dân cưỡng bức, chết, bị thương hay ly tán trên con đường trốn chạy. Vì thế, nước Đức bị giằng xé về mặt nhân đạo, đó là không thể để cho vấn đề tị nạn gây thảm họa về con người.
Nhưng Berlin lại bị bế tắc trong các giải pháp, dẫn đến tình trạng lúc thì mở cửa, lúc thì đóng cửa không nhận người tị nạn. Nếu dòng người tị nạn không quay về, hoặc gia tăng không ngừng sẽ là vấn đề nan giải của Berlin.
Cho đến giờ, nước Đức trong bối cảnh EU không có một chính sách thống nhất để giải quyết dù khủng hoảng nhập cư được xem là nghiêm trọng hơn khủng hoảng tài chính.
Áp lực lớn nhất hiện nay đang đè lên Đức, Áo - những nước đứng ra tiếp nhận, và những nước có vai trò trung chuyển như Serbia, Croatia. Đến mức nào đó áp lực lớn quá, EU phải có sự phân bổ trong nội khối để giảm gánh nặng. Nhưng có điều mà EU chưa lường được là chưa biết sẽ còn có bao nhiêu người nhập cư vào EU, 120.000 người tị nạn trong năm nay hoặc thậm chí sẽ còn nhiều hơn nữa. Bởi vậy, chính sách phân bổ còn phụ thuộc vào lượng người tị nạn trên thực tế. Hiện giờ dân chúng ở các nước châu Âu đang hoan nghênh, nhưng sau một thời gian có cọ xát thì sẽ có thể thay đổi thái độ. Châu Âu hiện được đánh giá tốt nhưng không thể tốt hơn lâu được.
Người tị nạn dùng thuyền đến từ Trung và Đông Địa Trung Hải là hiện tượng gây chú ý toàn thế giới và đã tăng lên đáng kể. Năm 2014, 219.000 người đã đến châu Âu bằng đường biển, trong đó 43.500 người đến Hy Lạp, 175.000 người đến Ý, 4.250 người đến Tây Ban Nha, 568 người đến Malta và 339 người đến Cyprus. Một nửa trong số họ là những người di cư không nhận được sự bảo trợ của quốc tế vì họ không phải trốn chạy từ các nước có chiến tranh mà chủ yếu là di dân vì mục đích kinh tế đến từ Tây Phi. Đối với những người này, EU đưa ra giải pháp là đẩy họ quay trở về nước. Trên thực tế, sẽ không thể thực hiện một chính sách tị nạn hiệu quả nếu như không có một chính sách hồi hương.
Không phải tất cả các nhà nước thành viên EU đều muốn tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn này, hoặc sẵn sàng áp dụng các quy tắc đã được thiết lập như cơ chế Dublin, trong khi đó một số nước đã xây dựng các hệ thống đón tiếp người tị nạn một cách thiếu hiệu quả.
Rủi ro di dân đang nằm ở việc các nước thành viên EU quay trở lại với các chính sách quốc gia của mình và nối lại hoạt động kiểm soát biên giới. Giờ đây không phải là việc đẩy vấn đề người tị nạn cho nước khác, mà EU phải suy nghĩ về một mô hình khác nhằm áp dụng một hình thức tiếp cận chung trên lãnh thổ tất cả các nước EU. Vấn đề người tị nạn sẽ không chỉ thuộc phạm vi của một lãnh thổ quốc gia nữa, mà sẽ theo cách giải quyết đơn xin tị nạn ở tầm EU, tại các trung tâm dành cho người tị nạn trên lãnh thổ các nước EU, tại các điểm nhập cảnh vào EU. Vấn đề lựa chọn nước tị nạn sẽ căn cứ vào lịch sử và các mối liên hệ của nó cũng phải được giải quyết trong phạm vi của một chính sách tị nạn chung của châu Âu.
Trước tâm bão, người Đức tỏ ra cứng cỏi, độc lập và quyết đoán. Họ từng quyết bảo vệ một Hy Lạp trung thành với triết lý phát triển của EU dù Hy Lạp còn nhiều khuyết điểm; nhưng sẽ không nhượng bộ trước một nước Anh quý tộc và luôn thích ngoại lệ.
Nay cuộc chiến không phải chỉ là bên ngoài, mà là đi sâu vào các vấn đề cốt lõi của người Đức. Lợi ích, bản sắc và an ninh quốc gia đang bị đe dọa. Giữa ngã ba đường, một phán quyết cứng rắn có thể là một phản xạ tự nhiên hay là một cách thức thỏa hiệp với làn sóng phản đối ngày càng rộng khắp.
nuocduc.org / Nước Đức (Tổng hợp)
No comments:
Post a Comment