2/8/16

5:36 AM - 2/8/16

ASEAN có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030

Theo Thủ tướng Malaysia Najib Razak, dự kiến GDP của ASEAN sẽ đạt 4.700 tỷ USD vào năm 2020 và ASEAN có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030.
GDP của Cộng đồng ASEAN sẽ đạt 4.700 tỷ USD vào năm 2020
Ngày 22/11/2015 đã đi vào lịch sử của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đánh dấu giai đoạn mới của khu vực với việc 10 nước thành viên ký Tuyên bố Kuala Lumpur về hình thành Cộng đồng ASEAN năm 2015 - một văn kiện quan trọng nhằm thúc đẩy hội nhập về kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội sâu rộng hơn của toàn khu vực.
Việc ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 ở thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) thể hiện việc hoàn tất kế hoạch xây dựng cộng đồng trong hơn 10 năm kể từ khi ý tưởng về một Cộng đồng ASEAN lần đầu tiên được đưa ra tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Bali (Indonesia) năm 2003.
Thủ tướng Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2015, chính thức tuyên bố Cộng đồng ASEAN được thành lập vào ngày 31/12/2015.
Được xây dựng trên ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội, Cộng đồng ASEAN dự kiến sẽ trở thành một cộng đồng “gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, chia sẻ trách nhiệm xã hội, và thực sự hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm.”
Giờ đây, ASEAN là một gia đình lớn với dân số 630 triệu người, lớn hơn dân số của Liên minh châu Âu (500 triệu người) và Bắc Mỹ (444 triệu người).
Việc hình thành cộng đồng là một nỗ lực phi thường của tất cả các nước thành viên trong khu vực nhằm đưa các quốc gia tiến đến gần nhau hơn thông qua hội nhập kinh tế lớn hơn, nâng cao vị thế xã hội, đồng thời đảm bảo duy trì an toàn và ổn định trong khu vực.
ASEAN giờ đây phải đảm bảo tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất chung thực sự với sự lưu chuyển tự do về hàng hóa và dịch vụ. Để đạt được mục đích này, một trong những yêu cầu cơ bản là phải có tiêu chuẩn sản phẩm chung, thúc đẩy kết nối kinh tế lớn hơn và xóa bỏ rào cản thương mại.
Hiện ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới với tổng GDP khoảng 2.400 tỷ USD.
Theo Thủ tướng Malaysia Najib Razak, dự kiến GDP của ASEAN sẽ đạt 4.700 tỷ USD vào năm 2020 và ASEAN có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030.
Ông chỉ ra rằng khái niệm về Cộng đồng ASEAN đã vượt xa những nhận thức quan tâm về kinh tế, nó bao gồm cả sự ghi nhận về mối quan hệ đặc biệt, ràng buộc giữa những người dân, làm cho mọi công dân trong khu vực cảm thấy tinh thần ASEAN trong huyết mạch của họ.

Đối với người dân Đông Nam Á, để hiểu được ý nghĩa của Cộng đồng ASEAN, các nước thành viên phải mang lại lợi ích trực tiếp và hữu hình tạo cảm giác rằng họ thực sự thuộc về khu vực.
 ASEAN có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030 - Ảnh 1
ASEAN đã ra mắt Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) mang tới tiềm năng thúc đẩy thương mại nội khối ASEAN.
Phát triển mặc "phong ba"
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết tăng trưởng GDP toàn vùng Đông Nam Á đạt mức 4,4% trong năm 2015 và dự báo mức 4,9% trong năm 2016.
Tháng 12/2015, ADB đã công bố báo cáo nền kinh tế khu vực ASEAN năm 2015 và nêu lên những triển vọng phát triển kinh tế khu vực trong năm 2016. Nền kinh tế khu vực này năm 2016 được dự đoán sẽ tăng trưởng tốt hơn một chút so với năm 2015. Tuy nhiên, đà cải thiện này không phải do xuất khẩu mà là do chính phủ các nước tăng cường kích thích kinh tế. Đồng thời, giá các hàng hóa nguyên vật liệu, nông sản như đường, dầu cọ được dự đoán sẽ tăng giá trở lại.
Năm 2016, tờ Wall Street Journal nhận định những rắc rối kinh tế tại Đông Nam Á chủ yếu là do Trung Quốc, khách hàng chủ chốt trong khu vực và là động lực tăng trưởng chính. Những số liệu chính thức cho thấy nhập khẩu từ khu vực Đông Nam Á của Trung Quốc đã giảm liên tục kể từ tháng 10/2015.
ASEAN đã ra mắt Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào ngày 31 tháng 12 năm 2015. AEC mang tới tiềm năng thúc đẩy thương mại nội khối ASEANASEAN đã ra mắt Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) mang tới tiềm năng thúc đẩy thương mại nội khối ASEAN
Malaysia
Sau khi tăng trưởng ở mức 5,3% trong nửa đầu năm 2015, nền kinh tế Malaysia chỉ tăng trưởng 4,7% trong quý thứ 3. Tốc độ tăng trưởng trong quý 3 năm 2015 là tốc độ chậm nhất trong hơn 2 năm trở lại đây của Malaysia. Nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm đã kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế xuống thấp. Tiêu dùng cá nhân giảm là do sự ra đời của thuế hàng hoá, dịch vụ mới vào tháng 4/2015.
Tình hình kinh tế đã bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ xuất khẩu kém, sự mất giá mạnh của đồng ringgit, thị trườn chứng khoán thất thường. Tại Malaysia, những bê bối xung quanh quỹ đầu tư của chính phủ đã làm suy giảm niềm tin nhà đàu tư, khiến đồng tiền quốc gia này có biểu hiện tồi tệ nhất tại Châu Á từ đầu năm đến nay.

Tính từ tháng 1/2015, đồng Ringgit đã giảm hơn 25% so với đồng USD. Hơn nữa, giá dầu giảm cũng ảnh hưởng đến doanh thu của tập đoàn dầu khí quốc gia cũng như thu nhập ngân sách. Tỷ lệ nợ hộ gia đình năm 2014 đạt 85% GDP và con số này có thể không giảm nhiều trong năm nay. Nửa cuối năm 2015, tiêu dùng cá nhân sụt giảm làm chậm tốc độ tăng trưởng tín dụng ở các hộ gia đình. Tuy nhiên, thị trường lao động vẫn phát triển, xuất khẩu vẫn trên đà tăng trưởng.
Sự phân cực của môi trường chính trị trong nước cũng ảnh hưởng ít nhiều tới nền kinh tế Malaysia năm 2016. Sự sụt giảm tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc sẽ cản trở sự tăng trưởng của Malaysia trong năm 2016 do nhu cầu nhập khẩu giảm. Song nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ sẽ giúp nền kinh tế Malaysia ở vào thế cân bằng. Do đó, ADB dự báo tăng trưởng kinh tế của Malaysia duy trì ở mức 4,9% trong năm 2016.
Thái Lan
Nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng 2,9% so với năm trước trong ba quý đầu tiên của năm 2015, phù hợp với mong đợi. Tiêu dùng cá nhân vẫn yếu, nợ hộ gia đình vẫn ở mức cao. Đầu tư tư nhân, chỉ số kinh doanh tư nhân tiếp tục giảm. Tăng trưởng đầu tư công chậm lại trong quý thứ ba năm 2015 nhưng vẫn ở mức 17,5%.
Thái Lan đã ký một số thỏa thuận quan trọng với Trung Quốc trong năm 2015 như việc bán 1 triệu tấn gạo cho một tập đoàn thực phẩm của Trung Quốc cũng như đầu tư xây dựng tuyến đường sắt dài 900km. Thỏa thuận này đánh dấu sự nỗ lực mới nhất để xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Thái Lan và Trung Quốc, từ đó giúp phục hồi nền kinh tế đang phát triển chậm chạp. Hơn nữa, dự thảo Hiến pháp mới vào tháng 4/2016 cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới nền kinh tế.
Tại Thái Lan, nhiều chuyên gia kinh tế không đánh giá cao khả năng quản lý kinh tế của chính quyền quân sự và hiện nền kinh tế nước này cũng chưa cho thấy dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ nào. Niềm tin của người tiêu dùng trong nước chỉ tăng lần đầu tiên vào tháng 10/2015 so với 10 tháng trước đó. Tỷ lệ nợ hộ gia đình vẫn đạt mức kỷ lục khi cao hơn 80% so với năm trước. Tổng dư nợ vay ngân hàng cũng đang ngày càng tăng cao.
Trong năm 2016, việc xuất khẩu các sản phẩm ô tô, mạch tích hợp và điều hòa không khí sẽ mở rộng hơn nữa. Trong khi đó, khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển, tăng trưởng cao so với năm trước mặc cho những phản ứng tiêu cực sau vụ nổ chết người tại Bangkok vào tháng 8/2015. Triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Thái Lan sẽ ở mức 3,8% cho năm 2016.
Indonesia
Tăng trưởng trong nền kinh tế Indonesia trong năm 2015 là đáng thất vọng. Dữ liệu mới nhất cho thấy rằng hiệu suất ký hợp đồng xuất khẩu yếu và chỉ số PMI trượt sâu nhu cầu trong nước và nhập khẩu đều kém. Tuy nhiên, chi tiêu công cuối cùng cũng đã có dấu hiệu tăng tốc trong quý 3 và chi phí vốn giải ngân dự kiến ​​sẽ nở rộ trong năm tới. Đặc biệt là Chính phủ Indonesia đang tiến bước vững chắc hơn trong việc loại bỏ quan liêu. Tuy nhiên, cải cách bộ máy Chính phủ hơn nữa là cần thiết để đạt được đầy đủ các mục tiêu đầy tham vọng và thúc đẩy đầu tư tư nhân lớn hơn trong năm 2016.
Tăng trưởng kinh tế ở Indonesia năm 2015 ổn định ở mức 4,7%. Mở rộng đầu tư cố định đã được hỗ trợ một phần bởi sự bắt đầu của một số dự án công cộng và tiêu dùng hộ gia đình phát triển mạnh mẽ. Theo dự kiến, xuất khẩu ròng tiếp tục đóng góp tích cực đối với tăng trưởng GDP, ở mức 1,2% trong năm 2016.
Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á Indonesia chịu ảnh hưởng nhiều nhất do kim ngạch xuất khẩu hàng hóa như dầu cọ thô và kim loại, chiếm tới 1/5 hoạt động kinh tế, và xuất khẩu, cũng đã giảm 4,5% trong tháng 5/2015 xuống còn 16,1 tỷ USD. Tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách vào cuối năm 2015 được nhận định là hơi thấp hơn 80-85% so với dự kiến, điều này đã kiềm chế tăng trưởng của nền kinh tế. Trong năm 2016, tốc độ tăng trưởng dự đoán lên đến 5,3%.
Singapore
tăng trưởng kinh tế của Đảo quốc Sư tử dự kiến sẽ chỉ ở mức Tăng trưởng kinh tế của Đảo quốc Sư tử dự kiến sẽ chỉ ở mức "khiêm tốn" vào năm 2016
TTXVN trích dẫn số liệu mới nhất của Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) cho thấy tăng trưởng kinh tế của Đảo quốc Sư tử dự kiến sẽ chỉ ở mức "khiêm tốn" vào năm 2016 và dao động trong khoảng từ 1-3%. Việc kinh tế Trung Quốc tăng chậm lại cũng như xu hướng tìm nguồn cung ứng trong nước của Trung Quốc và Mỹ sẽ làm giảm nhu cầu bên ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Singapore, tác động đến tăng trưởng kinh tế của nước này.
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế cả năm 2015 cũng đã được điều chỉnh giảm xuống ở mức gần 2%, thay vì ở trong khoảng 2-2,5% như trong dự báo đưa ra trước đó. Bất chấp việc các chuyên gia đưa ra dự báo kinh tế toàn cầu sẽ được cải thiện trong năm tới, do các nền kinh tế lớn như Mỹ hay Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro lấy lại đà tăng, song MTI cho rằng điều này có thể chỉ tác động hạn chế tới Singapore cũng như các nước láng giềng trong khu vực.
Số liệu thống kê của MTI cũng chỉ ra rằng Singapore đã thoát khỏi một cuộc suy thoái kỹ thuật trong quý 3 năm 2015. Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý 3 mặc dù giảm nhẹ so với quý trước đó, ở mức 1,9% so với 2% trong quý 2 song vẫn tăng so với dự báo ban đầu là 1,4%.
Việt Nam
Báo cáo của ADB đã nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2015 lên mức 6,5% từ mức 6,1% trước đó. Đối với năm 2016, tăng trưởng GDP của Việt Nam theo dự báo mới là 6,6%, cao hơn dự báo trước đó là 6,2%. Mức tăng trưởng này cũng cao hơn tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Tiêu dùng cá nhân sẽ cải thiện nhờ lạm phát thấp, niềm tin của người tiêu dùng hồi phục và tiền lương trong khu vực phi nông nghiệp tăng lên. Báo cáo của ADB cho biết, sản lượng khu vực sản xuất công nghiệp của Việt Nam đang đặc biệt khởi sắc, tăng 9,9% nhờ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng cường sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu. Các dự án đầu tư mới trong ngành khai khoáng đã giúp cho ngành này đạt mức tăng trưởng 8,2%, phục hồi từ tình trạng sụt giảm trong nửa đầu năm 2014. Tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng đạt 6,6% nhờ có sự phục hồi nhẹ trên thị trường bất động sản và đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng.
Tăng trưởng khu vực dịch vụ hầu như giữ nguyên ở mức 5,9%. Khu vực bán buôn và bán lẻ đều tăng trưởng cao hơn, nhưng ngành du lịch lại sụt giảm do số lượng khách du lịch giảm 11,3%. Tuy vậy, nông, lâm và ngư nghiệp tăng trưởng khiêm tốn ở mức 2,4%, giảm một nửa điểm phần trăm so với năm trước do thời tiết xấu và giá cả hàng hóa giảm.
Phong Linh/Theo Ngọc Anh - Báo Đời sống & Pháp luật
nuocduc.org / Nước Đức (Tổng hợp)
Tin cùng chuyên mục

No comments:

Post a Comment

Tin tức Đức
DU LỊCH ĐỨC
SỐNG TẠI ĐỨC
NGƯỜI VIỆT TẠI ĐỨC
×