5/13/16

12:43 AM - 5/13/16

Khối lượng công việc khổng lồ của một nghị sỹ Đức

Với chức năng lập pháp, tức làm luật, năm qua, Quốc hội Đức tiếp nhận tổng cộng 180 dự luật (so với ta chỉ trên chục luật), bình quân 2 ngày niên lịch 1 dự luật. Các nghị sỹ họp tổng cộng 70 phiên toàn thể, tức 5 ngày 1 phiên, (trong khi ở ta chỉ tập trung vào 2 kỳ), thông qua tổng cộng 130 luật (trong khi ở ta chỉ chừng chục luật); tính ra 3 ngày thông qua được 1 văn bản. 

Ngày nay hầu như quốc gia nào, thể chế gì, quốc hội cũng được hiến định là cơ quan dân cử, nghị sỹ đại diện cho dân, do dân, vì dân. Tuy nhiên mức độ đạt tới đâu trên thực tế, trước hết tùy thuộc thiết chế (1) chọn nghị sỹ và bảo đảm điều kiện làm việc cho họ, (trong tin học gọi là đầu vào, toán học gọi là điều kiện “cần“), (2) khối lượng công việc nghị sỹ phải hoàn thành (nhìn dưới góc độ tin học được gọi là đầu ra, toán học gọi là điều kiện “đủ“).


Có thể dẫn liệu khối lượng công việc nghị sỹ Liên bang Đức tham khảo. Với chức năng lập pháp, tức làm luật, năm qua, Quốc hội Đức tiếp nhận tổng cộng 180 dự luật (so với ta chỉ trên chục luật), bình quân 2 ngày niên lịch 1 dự luật. Các nghị sỹ họp tổng cộng 70 phiên toàn thể, tức 5 ngày 1 phiên, (trong khi ở ta chỉ tập trung vào 2 kỳ), thông qua tổng cộng 130 luật (trong khi ở ta chỉ chừng chục luật); tính ra 3 ngày thông qua được 1 văn bản. 

Đệ trình dự thảo luật 

Có được con số khủng trên bắt nguồn từ thiết chế đệ trình dự thảo luật, được hiến định tại Điều 76 gồm Chính phủ, Thượng viện, Đảng đoàn nghị sỹ (tập hợp nghị sỹ của 1 đảng), hoặc nhóm nghị sỹ (ít nhất 5 người). Nghĩa là các cơ quan này buộc phải làm, bất kể muốn hay không, nếu không bị mất tín nhiệm kỳ tới . Kết qủa, trong tổng số luật được thông qua, 116 luật do chính phủ soạn thảo (nhiều nhất), 11 do đảng đoàn hoặc nhóm nghị sỹ, 2 do chính phủ phối hợp đảng đoàn nghị sỹ cầm quyền, 1 do Thượng viện. 

Quy trình và chế tài trách nhiệm làm luật

Dự thảo do chính phủ đệ trình trước đó được phân cho các bộ chủ trì cũng như ta. Chỉ khác, bộ còn phải chuyển cho mọi tổ chức liên quan hoặc thuộc đối tượng luật điều chỉnh để lấy ý kiến, đặc biệt buộc phải qua ủy ban độc lập giám sát văn bản luật để dự trù kinh phí hành chính thức hiện, nghiã là trước hết phải tính được nhà nước thực thi tốn kém mức nào? Tiếp đó trình chính phủ thông qua, sau đó chuyển sang Quốc hội. 

Các dự thảo luật trình quốc hội thông qua phải qua 3 lần xem xét (ngưỡng quá tam ba bận). Lần 1, sau khi đưa trình phiên họp toàn thể, dự thảo được chuyển cho các Ủy ban chuyên môn Quốc hội liên quan xem xét, gửi cho các hội đoàn, tổ chức nằm trong đối lượng luật điều chỉnh cho ý kiến. Tính khả thi của luật được bảo đảm từ khâu này, tức dự báo được trước, người dân đồng ý hay không, mức độ nào. Lần 2, kết quả được đưa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể, trước đó các đảng đoàn nghị sỹ có thể họp riêng lấy ý kiến thống nhất của họ. Tại phiên họp toàn thể, mỗi nghị sỹ đều có thể kiến nghị đòi sửa đổi, được thảo luận tại chỗ. Đây chính là vai trò cá nhân độc lập của nghị sỹ được hiến định: Không chỉ biểu quyết mà trực tiếp duyệt luật, không chịu ai lãnh đạo, không phụ thuộc bất kỳ ý kiến của cơ quan nào đã soạn thảo thẩm định trước đó vốn chỉ đóng vai trò tham khảo. Lần 3, nếu sau khi thảo luận, những vấn đề cần điều chỉnh được thống nhất với 2/3 phiếu thuận thì sẽ biểu quyết thông qua dự thảo. Còn nếu vẫn phải sửa đổi tiếp sẽ được xem xét sửa đổi vào ngày tiếp theo, rồi biểu quyết theo nguyên tắc quá bán.

Chất vấn

Để làm luật phải có đầy đủ kiến thức thực tế từ kết qủa điều hành (hành pháp và hành chính) của chính phủ. Tổng cộng năm qua Đức có 1.029 lượt đảng đoàn nghị sỹ chất vấn chính phủ, đòi trả lời một vấn đề cụ thể nào đó. Thời hạn trả lời bị chế tài trong 2 tuần, không được viện dẫn bất kỳ lý do gì để quá thời hạn - khẳng định chức năng quyền lực tối cao của Quốc hội được hiến định. Còn cá nhân nghị sỹ có tổng cộng 3.574 lượt chất vấn chính phủ bằng văn bản, 822 bằng miệng, 9 trường hợp khẩn cấp, tính ra mỗi ngày niên lịch chính phủ phải trả lời tới 12 lượt chất vấn hay bình quân mỗi nghị sỹ chất vấn tới 7 lần trong năm. Đây chính là kho tư liệu thực tế qúy giá để từng nghị sỹ tham khảo, giúp họ thực hiện chức năng hiến định: tham gia làm luật, giám sát chính phủ. Nếu không chức năng này chỉ nằm trên giấy tờ vì không nắm được thực tế. 

Kỳ họp quốc hội

Mỗi năm niên lịch có 52-53 tuần, thì năm qua có tổng cộng 20 tuần / 53 tuần quốc hội họp định kỳ tại Berlin, nghĩa là cách 1,3 tuần có 1 tuần họp. Tất cả nghị sỹ phải có trách nhiệm tham gia, ghi danh sách, bị chế tài bởi Điều 14 Luật nghị sỹ. 

Chương trình thường lệ, sáng thứ 2, các nghị sỹ làm công việc chuẩn bị. Buổi chiều các đảng đoàn họp ban lãnh đạo. Thứ 3 dành cho các đảng đoàn họp toàn thể nghị sỹ của họ bàn về chủ trương chính sách đảng họ chuẩn bị cho phiên họp toàn thể. Sáng thứ 4 đành cho các ủy ban quốc hội họp, bàn về các dự thảo luật nằm trong nghị trình phiên họp toàn thể. Buổi chiều bắt đầu phiên họp toàn thể, để kiến nghị và chất vấn chính phủ. Thứ 5 và 6 họp toàn thể. Nghị sỹ được phép không có mặt trực tiếp tại cuộc họp, nhưng phải ở trong văn phòng của mình tại toà nhà quốc hội theo dõi qua màn hình, kể cả thủ tướng, nếu không sẽ bị trừ phụ cấp ngày họp đó. 

Lịch làm việc dày đặc

33 tuần còn lại, mỗi nghị sỹ làm việc tại văn phòng riêng nơi họ ứng cử, được trang thiết bị và nhân lực đầy đủ. Tại đây hàng tuần họ phải bố trí các lịch thảo luận với công dân theo từng chuyên đề. Hàng ngày có vô số lịch hẹn với mọi công dân, tổ chức cơ quan, tại văn phòng, khắp mọi nơi, để nắm bắt tình hình thực tế, thay mặt họ chuyển ý kiến họ tới quốc hội, kéo dài từ 9 giờ sáng có khi tới tận đêm. Nếu không thế, sẽ mất uy tín, lần bầu cử tiếp người dân sẽ “tẩy chay“.
nuocduc.org / Nước Đức (Tổng hợp)
Tin cùng chuyên mục

No comments:

Post a Comment

Tin tức Đức
DU LỊCH ĐỨC
SỐNG TẠI ĐỨC
NGƯỜI VIỆT TẠI ĐỨC
×