5/9/16

6:02 PM - 5/9/16

Đức: 40% ca mổ cột sống là thừa

Trong vài năm qua, số ca mổ cột sống ở Đức đã tăng gấp đôi, trong khi nhiều người cho rằng có tới 40% ca mổ là thừa, không cần thiết.

Hình mang tính minh họa về bệnh đau lưng.

Theo con số thống kê, có tới 85% người Đức ít nhất một lần trong đời bị đau lưng. Nhiều người đã nghe theo lời khuyên của bác sĩ và lên bàn mổ, nhưng nhiều bệnh nhân đã không hài lòng với kết quả phẫu thuật và tiếp tục phải chịu đau đớn.

Tuần báo „Thời đại“ đã mời ba bác sĩ tới buổi tọa đàm nặc danh để có thể nói thẳng về nỗi sợ hãi của người bệnh, giới hạn của kỹ thuật và sức mạnh của ý chí riêng.

Bác sĩ tâm lý học cho rằng nguyên nhân của việc phẫu thuật cột sống gia tăng mạnh là người ta quá tập trung vào chỗ đau ở lưng, chụp ảnh và đi tới chẩn đoán sai lầm, bởi vì nhìn trên ảnh, người ta có thể thấy những thay đổi thoái hóa hoặc sự biến dạng của đĩa đệm, nhưng không biết được bệnh nhân có bị đau đúng vì nguyên nhân đó hay không.

Khi chụp cộng hưởng từ, phát hiện thấy đĩa đệm bị lồi lên, bác sĩ đã cho rằng nguyên nhân gây đau là ở đây, trong khi ít quan tâm tới những yếu tố tâm lý và xã hội đối với bệnh đau lưng. Bởi vì sự căng thẳng cũng dễ dàng dẫn tới đau lưng.

Việc phẫu thuật cũng trở nên thịnh hành, bởi vì kỹ thuật mổ đã trở nên đơn giản, có thể bao quát được, như người ta chỉ cắt bớt một ít mô đĩa đệm, nới rộng chỗ thần kinh bị chèn… Bởi vậy có nguy cơ là bác sĩ khuyên bệnh nhân phẫu thuật quá sớm. Dĩ nhiên là đối với nhiều người sau khi phẫu thuật thì cơ ổn định và mạnh như cũ, thậm chí là tốt hơn. Nhưng nguy cơ thứ hai là kết quả ca mổ không phụ thuộc vào khả năng của bác sĩ phẫu thuật, mà phụ thuộc vào việc nhận định nguyên nhân đúng hay sai.

Làm sao mà bác sĩ có thể đánh giá việc phẫu thuật là thực sự cần thiết? Những hình ảnh X quang và cộng hưởng từ không cung cấp một điều gì rõ ràng, như ta giờ đây đã biết: Hầu hết mọi người có sự cố về đĩa đệm, mà chẳng cảm thấy gì.

Những người phê phán nói rằng bệnh nhân thường không nhận được cái họ cần, mà chỉ nhận những cái mang lại tiền cho bác sĩ.

Người ta chỉ phải mổ thực sự sau khi bị tai nạn, bị khối u hoặc bị liệt nặng mà bệnh nhân không thể đi được 200 m.

Các bác sĩ cho rằng, bệnh nhân phải học cách tích cực hoạt động, cho dù bị đau, sau khi cơn đau cấp tính giảm có thể hoạt động được. Ban đầu, họ có thể cảm thấy đau hơn, nhưng điều rất quan trọng là bệnh nhân phải gạt sang một bên nỗi sợ hãi. Nhiều người có nỗi sợ vô căn cứ là với một động tác sai, họ có thể bị liệt cả nửa thân dưới. Việc tích cực hoạt động sẽ tăng cường sự dẻo dai của cơ, góp phần giảm đau.
nuocduc.org / Nước Đức (Tổng hợp)
Tin cùng chuyên mục

No comments:

Post a Comment

Tin tức Đức
DU LỊCH ĐỨC
SỐNG TẠI ĐỨC
NGƯỜI VIỆT TẠI ĐỨC
×