7/19/16

11:30 PM - 7/19/16

Du học châu Âu: tìm kiếm thông tin trường, ngành học


Đối với mình, giữa việc mang danh học bổng mà chỉ được giảm vài chục % tiền học phí, vẫn còn phải đóng 5,000-10,000eu/năm thì xin được 100% tuition free admission của Đức và Na Uy sẽ tốt hơn. 

Trừ khi xin được merit-based scholarship danh tiếng, miễn hoàn toàn học phí, được tài trợ thêm chút sinh hoạt phí, hoặc miễn 1 phần học phí nhưng do 1 đại học top ranking danh tiếng thì nên đáng tự hào.

Xin chào các bạn, hôm nay mình viết nốt thông tin mình thu thập được trong quá trình nộp hồ sơ du học thạc sĩ ở Châu Âu. Mình xin note lại, do mình ko tìm hiểu du học các nước Anh, Úc, Mỹ vì nó ko phù hợp với cá nhân mình ở nhiều lý do. Do đó, mình chỉ tập trung tìm kiếm các trường ở khu vực Châu Âu, cụ thể các nước là Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Luxembourg, Na Uy, Phần Lan, Czech, Áo.



Quá trình xin du học cơ bản sẽ qua những bước như sau:

(1) tìm kiếm thông tin trường, ngành học – (2) Chuẩn bị hồ sơ, nộp và chờ kết quả – (3) Nộp visa và chứng minh tài chính nếu có – (4) Lên đường, sang trang mới.
Phần 1:Du học châu Âu: tìm kiếm thông tin trường, ngành học

Sau khi các bạn đã xác định rõ mục tiêu (mình muốn gì) và khả năng (mình có gì) rồi thì hãy phác hoạ cơ bản nước mà các bạn muốn đi. Tìm hiểu thử xem nước đó có đáp ứng được cơ bản những điều bạn cần không. Ví dụ: nếu bạn muốn tìm kiếm cơ hội định cư thì xem luôn những chính sách cho phép định cư của nước đó yêu cầu gì, có khả thi cao ko? Hay nếu muốn tìm cơ hội xin việc làm thêm và lâu dài thì xem luôn nước đó tỷ lệ thất nghiệp có cao ko? Hỏi thăm những người đã đi xem có dễ xin việc ko?.

Có những loại trường đại học nào ở Châu Âu?


– Trường đại học nghiên cứu (University-Uni) và đại học ứng dụng (University of Applied Sciences-FH). Đại học nghiên cứu nghiên về hướng hàn lâm, nghiên cứu còn đại học khoa học ứng dụng sẽ thực tiễn ứng dụng hơn. Tuy nhiên, các đại học nghiên cứu thường được xếp hạng cao hơn so với các đại học ứng dụng do có nhiều những công trình nghiên cứu khoa học (1 trong những tiêu chí đánh giá xếp hạng trường).

– Trường đại học công lập (Public or State University) và đại học tư thục (Private University). Đại học công lập thường được chính phủ hỗ trợ nhiều và thậm chí là tài trợ toàn bộ học phí luôn. Còn đại học tư thục thì phải đóng tiền học nhiều hơn. Chất lượng so sánh giữa 2 loại trường thì theo mình là…tuỳ trường.

Học bằng ngôn ngữ gì ở Châu Âu?


Có thể lựa chọn bằng tiếng Anh hoặc tiếng nước đó. Tuỳ bạn. Mình thích học nhiều ngoại ngữ nên học ở Châu Âu mình có cơ hội được sở hữu theo một ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh, chẳng hạn như tiếng Tây Ban Nha, Đức, Na Uy…

Du học nước nào ở Châu Âu?

– Pháp, Hà Lan: là những nước có nền giáo dục tốt (nhiều trường nằm trong top world ranking) nhưng học phí cũng khá cao. Khả năng xin việc làm thêm và ở lại thì mình ko rõ nhưng Pháp và Hà Lan là 2 nền kinh tế lớn của thế giới nên có nhiều trụ sở công ty đặt tại đấy. Hà Lan trước giờ cũng khá có tiếng trong đào tạo marketing và truyền thông, Amsterdam có nhiều công ty đặt headquarters tại thủ đô này. Nhưng mà cá nhân mình ko phù hợp lắm với 2 nước này nên chỉ tìm hiểu sơ vậy thôi.

– Thuỵ Điển, Đan Mạch: Học phí cũng cao tương tự như Pháp và Hà Lan.

-Tây Ban Nha, Áo, Czech, Luxembourg: các nước này đều giống nhau ở chỗ là học phí rất thấp do có tài trợ của chính phủ (cho các trường công lập). Áo thì tầm khoản 700-800Euro/ 1 năm còn Tây Ban Nha, Luxembourg và Czech thì cao hơn, tầm 4,000-5,000Euro/ 1 năm. Nhưng chương trình thạc sĩ của Tây Ban Nha chỉ có 1 năm và chi phí sinh hoạt ở Tây Ban Nha cũng thấp. Do đó, học thạc sĩ ở Tây Ban Nha là 1 option tốt, đặc biệt là ngành học về du lịch khách sạn. Tây Ban Nha là nước có số lượng khách du lịch nhiều thứ 2 thế giới và tiếng Tây Ban Nha cũng là tiếng phổ biến thứ 2 thế giới nên học ở Tây Ban Nha được nhiều cái lợi. Các trường của Tây Ban Nha được xếp loại cũng rất tốt trên bảng xếp hạng trường trên thế giới, nằm trong top 1%. Chỉ có điều, Tây Ban Nha đang có tỷ lệ thất nghiệp rất cao nên xin việc khó và định cư cũng khó. Về Luxembourg thì đây là đất nước giàu nhất nhì Châu Âu đấy nhé các bạn :). Áo thì dễ thương thôi rồi, êm đềm, hiền hoà và giàu có. Còn Czech thì cảnh đẹp mê ly.

– Phần Lan: mình ko thích vì nhiều lý do, hehe. Hiện tại Phần Lan có tỷ lệ thất nghiệp cũng khá cao trong khối Châu Âu. Và đã bắt đầu thu học phí (bay bay trên mây). So với việc trả học phí 10,000-15,000Euro/năm thì mình thà đi Pháp và Hà Lan còn hơn hehe.

– Đức, Na Uy: 2 bạn này dễ thương hết biết nè. 2 bạn nhà giàu và vừa sộp hehe, MIỄN HỌC PHÍ HOÀN TOÀN CHO TRƯỜNG CÔNG LẬP.

+ Đức: hiện tại đang thăng hoa về kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp thấp, lại có rất nhiều công ty Đức nổi tiếng thế giới ăn đang nên làm ra. Đức đang có những chính sách rất ưu đãi cho sinh viên quốc tế là sau khi tốt nghiệp có thể ở lại Đức 1 thời gian (cụ thể bao nhiêu các bạn tự check lại giúp mình nhưng mình nhớ trên dưới 1 năm) để tìm việc làm. Tuy nhiên, muốn đi Đức học cao học các bạn buộc phải thi APS, là cuộc phỏng vấn ngắn tầm 30 phút thẩm định lại bằng tốt nghiệp đại học Việt Nam của các bạn có giá trị thật ko. Trong cuộc phỏng vấn này các bạn sẽ được hỏi lại kiến thức các môn học đại học nằm trong bảng điểm của các bạn, hỏi ngẫu nhiên bất kỳ môn nào. Các trường ở Đức cũng có ranking rất cao. Những trường top thì đòi hỏi bảng điểm đại học của các bạn rất tốt kèm theo điểm GMAT tương đối (trên 600, dành cho các ngành về kinh tế kinh doanh). Còn những trường thấp hơn thì ko yêu cầu GMAT và đầu vào cũng dễ hơn. Số lượng trường đại học ở Đức nhiều, mức độ khó dễ đầu vào tỷ lệ thuận với mức độ nổi tiếng xếp hạng của trường.

+ Na Uy: Nổi tiếng giàu đó giờ rùi khỏi bàn cãi hén. Ngoài ra, Na Uy nói riêng và Bắc Âu nói chung còn nổi tiếng ở chính sách an cư xã hội, phải nói là tuyệt vời nhất nhì thế giới. GDP per capita (GDP đầu người) và mức lương tối thiểu của Na Uy rất rất cao, cao hơn nhiều so với cả Anh, Pháp, Mỹ, Đức…Xin việc ở Na Uy, theo cá nhân mình nghĩ là ko khó ko dễ. Tỷ lệ thất nghiệp ở Na Uy khá thấp nhưng ở đâu cũng vậy, muốn xin được việc còn phải có cái duyên may mắn và phải biết ngoại ngữ ở nước họ nữa. Na Uy nổi tiếng về dầu mỏ, nông nghiệp và đánh bắt hải sản. Bạn nào mà học kỹ sư hoá dầu ở Na Uy theo mình nghĩ là rất tốt luôn. Các trường công ở Na Uy được chính phủ miễn học phí hoàn toàn, các trường công thường có tên là University of + tên thành phố. Ví dụ University of Stavanger, University of Bergen, hay University of Oslo. Các trường tư nhân ở Na Uy có học phí cao. Có 1 trường đại học chuyên đào tạo về kinh doanh cũng khá nổi tiếng là BI Norwegian Business School nhưng là trường tư nên học phí rất cao. NHƯNG LƯU Ý LÀ CHI PHÍ SINH HOẠT CỦA NA UY RẤT ĐẮT ĐỎ, CÒN CAO HƠN CẢ ĐỨC VÀ CÁC NƯỚC CHÂU ÂU KHÁC NỮA.

Nghe là miễn học phí của Na Uy và Đức nhưng cũng ko phải dễ xin. Bạn hình dung là nếu bạn biết thông tin miễn học phí thì nhiều bạn du học sinh ở nhiều nước khác cũng sẽ giống như bạn và nộp đơn, tỷ lệ canh tranh cao. Nhưng mà cũng ko nên mất tự tin nhé, tất cả nằm ở profile và bộ hồ sơ của bạn thế nào.

Tìm kiếm thông tin về quốc gia, trường, ngành học, học bổng ở đâu?

Mỗi nước thông thường sẽ có các trang tổng hợp thông tin về tất cả các trường chính thức của nước họ:

Hà Lan: https://www.studyinholland.nl/

Na Uy: http://www.studyinnorway.no/

Đức: https://www.daad.de/de/ hoặc study-in.de tất nhiên hotrosv.de

Phần Lan: www.studyinfo.fi hoặc www.studyinfinland.fi

Áo: http://www.studyinaustria.at/

Tây Ban Nha: (bữa coi ở đâu quên mất tiêu rồi để search lại rồi update các bạn)

Thuỵ Điển: www.studyinsweden.se

Đan Mạch: www.studyindenmark.dk

Khi vào các trang này, bạn tìm search khoá học (courses/ programmes/ studies) xong filter theo ngành học + bậc đào tạo (master/…) + học phí (free or up to…) + ngôn ngữ học (English/…)

* Các bạn cũng nên thường xuyên đi các hội thảo du học do các trung tâm tư vấn hoặc đại sứ quán tổ chức để biết thêm càng nhiều thông tin càng tốt.

Sau khi tìm thấy ngành học phù hợp, các bạn click vào xem thêm thông tin chi tiết về ngành này trên website của trường để biết đầy đủ thông tin bao gồm các điều kiện yêu cầu nộp đơn, hạn nộp, chương trình học… Nhớ lưu ý thời hạn nộp để chuẩn bị hồ sơ cho kịp, ko bị bỏ lỡ cơ hội.

Các bạn có thể vào để tìm hiểu thêm về xếp hạng trường tại 2 trang uy tín là:www.timehighereducation.com hoặc www.topuniversities.com

Các bạn có thể tìm hiểu thêm tình hình kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, mức sống của quốc gia đó tại http://www.tradingeconomics.com/

Thường xuyên cập nhật các chương trình học bổng tại: https://www.facebook.com/scholarshi…https://www.facebook.com/Hotcourses…

2 trang này thường xuyên cập nhật tin tức mới nhất về học bổng đủ thể loại. Đối với Na Uy và Đức mình hầu như ko thấy trường tài trợ học bổng chi phí sinh hoạt (hoặc là có nhưng rất hiếm). Do đó, tuy rất muốn apply học bổng nhưng ko có học bổng nào để mình apply ngoài việc được miễn toàn phần học phí từ chính phủ cả. Norway năm nay cũng ko còn chương trình học bổng Quota nữa. Update từ Hotrosv.de: Đức có học bổng dành cho các bạn đã đi làm được 2 năm, tốt nghiệp trong vòng 6 năm EPOS ngoài ra còn các học bổng khác ở DAAD

Đối với mình, giữa việc mang danh học bổng mà chỉ được giảm vài chục % tiền học phí, vẫn còn phải đống 5,000-10,000eu/năm thì thà mình xin được 100% tuition free admission của Đức và Na Uy còn hơn, hehe. Trừ khi xin được merit-based scholarship danh tiếng, miễn hoàn toàn học phí, được tài trợ thêm chút sinh hoạt phí, hoặc miễn 1 phần học phí nhưng do 1 đại học top ranking danh tiếng thì nên đáng tự hào.

Còn tiếp ...
Chia sẻ của bạn Phúc Huỳnh – Master of Business Administration, Norway, WS 2016
Nguồn: hotrosv.de


nuocduc.org / Nước Đức (Tổng hợp)
Tin cùng chuyên mục

No comments:

Post a Comment

Tin tức Đức
DU LỊCH ĐỨC
SỐNG TẠI ĐỨC
NGƯỜI VIỆT TẠI ĐỨC
×