Một thực tế đáng lo ngại là thủ phạm trong các vụ tấn công gần đây ở Đức đều là những người trẻ nhập cư. Họ, những người trẻ này, đã dùng hận thù để đáp trả lòng nhân ái…
Người dân Đức đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công tại Munich - Ảnh: Reuters
Ân nghĩa của nước Đức được “đền đáp” bằng máu và những mạng người. Tương lai, lòng kiêu hãnh và sự từ tâm của nước Đức đang bị thách thức
Bạo lực đẫm máu lại diễn ra ở Đức. Một nước Đức bình yên đang rơi vào vòng xoáy khủng hoảng bởi hành động của những phần tử cực đoan, khủng bố.
“Lòng tốt quá đà”
Trước khi phân tích về hiện tình cuộc khủng hoảng của nước Đức, có lẽ cần phải nói về việc vì sao người Đức lại có “lòng tốt quá đà” đối với những thứ mà nhiều người coi là “rước lấy rủi ro”. Chính sách chào đón người nhập cư là một ví dụ điển hình.
Nhìn lại lịch sử, nước Đức bước ra khỏi Thế chiến thứ hai với thất bại nặng nề. Hơn thế nữa, mặc cảm, ăn năn với hành động cực đoan của Đức quốc xã đã giết hại hàng triệu người là một gánh nặng đối với mỗi thành viên của dân tộc này sau chiến tranh. Một dân tộc kiên cường đầy tự trọng đã phải tự vá lấy những vết thương lòng.
Và người Đức với tinh thần bất khuất của mình, họ đã vươn lên sau thế chiến để trở thành một đầu tàu kinh tế - chính trị ở châu Âu và thế giới. Từ ảnh hưởng kinh tế chính trị đó, cộng thêm “nghĩa vụ tự thân” để “vá vết thương lòng”, người Đức đã cưu mang hàng triệu người nhập cư Hồi giáo. Với vai trò là đầu tàu của khối EU, Đức còn thuyết phục các thành viên khác có nghĩa cử giống mình.
Với người Đức, đó là một hành động nhân văn nhưng cũng là những đáp đền cho thế giới. Hơn ai hết, họ đã trải qua sự đau khổ của chiến tranh, và lương tâm của dân tộc này xác định “nghĩa vụ tự thân” và lòng bác ái với những phận người khác trong gian khó. Đó là tinh thần cốt lõi của chính sách cho người tị nạn của chính phủ bà Angela Merkel, dù rằng chính sách này gặp vô vàn chỉ trích và lo ngại.
Thực tế phũ phàng
Tuy nhiên, sự nhân văn trong chính sách của bà Merkel gặp phải một thực tế phũ phàng: nước Đức đang phải đối diện gánh nặng tài chính cho các vấn đề nhập cư và những bất an thường trực với nguy cơ khủng bố. Sự nhân văn đã không thể khỏa lấp được hố sâu ngăn cách về khác biệt văn hóa, tôn giáo và những định kiến hận thù.
Vào thời điểm làn sóng nhập cư dâng cao, trong đoàn người lũ lượt hướng về nước Đức, người ta đặt ra những dấu hỏi to tướng về hình ảnh của những thanh niên lưng dài vai rộng đi tìm “miền đất hứa” (mong đổi đời) hay đi “lánh nạn chiến tranh” (đi tị nạn)?
Rồi những khác biệt về ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa sẽ được giải quyết thế nào? Vô số những vụ phạm pháp và bạo lực gây ra bởi những người trẻ tị nạn ở Đức đã được ghi nhận.
Chỉ riêng trong tuần qua, bang Bavaria (Bayern) - một bang được coi là trù phú nhất nước Đức - đã liên tiếp xảy ra hai vụ việc mang tính chất khủng bố đẫm máu, mà thủ phạm gây ra chuyện động trời lại mang những khuôn mặt trẻ.
Ngày 18-7, một thiếu niên 17 tuổi người Afghanistan, đang tị nạn tại Đức, đã dùng rìu và dao để tấn công hàng loạt hành khách trên một chuyến tàu tại Würzburg.
Bốn ngày sau, vào chiều tối 22-7, một thanh niên 18 tuổi gốc Iran, mang song tịch Đức - Iran, đã xả súng tại một trung tâm thương mại lớn và lâu đời ở Munich làm 9 người chết và hàng chục người bị thương.
Rõ ràng, bóng dáng của những con ma khủng bố và chủ nghĩa cực đoan đã hiện hình ở nước Đức vốn được coi là bình yên trong hàng chục năm trở lại đây. Nạn nhân là những người vô tội, trong đó có cả trẻ em.
Sau những vụ bạo lực đẫm máu này, nước Đức không còn bình yên, và chính phủ của bà Merkel chắc chắn đón nhiều sóng gió phía trước.
LÊ NGỌC SƠN (nghiên cứu sinh ngành quản trị khủng hoảng, ĐH Công nghệ Ilmenau, CHLB Đức)
Người dân Đức đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công tại Munich - Ảnh: Reuters
Ân nghĩa của nước Đức được “đền đáp” bằng máu và những mạng người. Tương lai, lòng kiêu hãnh và sự từ tâm của nước Đức đang bị thách thức
Bạo lực đẫm máu lại diễn ra ở Đức. Một nước Đức bình yên đang rơi vào vòng xoáy khủng hoảng bởi hành động của những phần tử cực đoan, khủng bố.
“Lòng tốt quá đà”
Trước khi phân tích về hiện tình cuộc khủng hoảng của nước Đức, có lẽ cần phải nói về việc vì sao người Đức lại có “lòng tốt quá đà” đối với những thứ mà nhiều người coi là “rước lấy rủi ro”. Chính sách chào đón người nhập cư là một ví dụ điển hình.
Nhìn lại lịch sử, nước Đức bước ra khỏi Thế chiến thứ hai với thất bại nặng nề. Hơn thế nữa, mặc cảm, ăn năn với hành động cực đoan của Đức quốc xã đã giết hại hàng triệu người là một gánh nặng đối với mỗi thành viên của dân tộc này sau chiến tranh. Một dân tộc kiên cường đầy tự trọng đã phải tự vá lấy những vết thương lòng.
Và người Đức với tinh thần bất khuất của mình, họ đã vươn lên sau thế chiến để trở thành một đầu tàu kinh tế - chính trị ở châu Âu và thế giới. Từ ảnh hưởng kinh tế chính trị đó, cộng thêm “nghĩa vụ tự thân” để “vá vết thương lòng”, người Đức đã cưu mang hàng triệu người nhập cư Hồi giáo. Với vai trò là đầu tàu của khối EU, Đức còn thuyết phục các thành viên khác có nghĩa cử giống mình.
Với người Đức, đó là một hành động nhân văn nhưng cũng là những đáp đền cho thế giới. Hơn ai hết, họ đã trải qua sự đau khổ của chiến tranh, và lương tâm của dân tộc này xác định “nghĩa vụ tự thân” và lòng bác ái với những phận người khác trong gian khó. Đó là tinh thần cốt lõi của chính sách cho người tị nạn của chính phủ bà Angela Merkel, dù rằng chính sách này gặp vô vàn chỉ trích và lo ngại.
Thực tế phũ phàng
Tuy nhiên, sự nhân văn trong chính sách của bà Merkel gặp phải một thực tế phũ phàng: nước Đức đang phải đối diện gánh nặng tài chính cho các vấn đề nhập cư và những bất an thường trực với nguy cơ khủng bố. Sự nhân văn đã không thể khỏa lấp được hố sâu ngăn cách về khác biệt văn hóa, tôn giáo và những định kiến hận thù.
Vào thời điểm làn sóng nhập cư dâng cao, trong đoàn người lũ lượt hướng về nước Đức, người ta đặt ra những dấu hỏi to tướng về hình ảnh của những thanh niên lưng dài vai rộng đi tìm “miền đất hứa” (mong đổi đời) hay đi “lánh nạn chiến tranh” (đi tị nạn)?
Rồi những khác biệt về ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa sẽ được giải quyết thế nào? Vô số những vụ phạm pháp và bạo lực gây ra bởi những người trẻ tị nạn ở Đức đã được ghi nhận.
Chỉ riêng trong tuần qua, bang Bavaria (Bayern) - một bang được coi là trù phú nhất nước Đức - đã liên tiếp xảy ra hai vụ việc mang tính chất khủng bố đẫm máu, mà thủ phạm gây ra chuyện động trời lại mang những khuôn mặt trẻ.
Ngày 18-7, một thiếu niên 17 tuổi người Afghanistan, đang tị nạn tại Đức, đã dùng rìu và dao để tấn công hàng loạt hành khách trên một chuyến tàu tại Würzburg.
Bốn ngày sau, vào chiều tối 22-7, một thanh niên 18 tuổi gốc Iran, mang song tịch Đức - Iran, đã xả súng tại một trung tâm thương mại lớn và lâu đời ở Munich làm 9 người chết và hàng chục người bị thương.
Rõ ràng, bóng dáng của những con ma khủng bố và chủ nghĩa cực đoan đã hiện hình ở nước Đức vốn được coi là bình yên trong hàng chục năm trở lại đây. Nạn nhân là những người vô tội, trong đó có cả trẻ em.
Sau những vụ bạo lực đẫm máu này, nước Đức không còn bình yên, và chính phủ của bà Merkel chắc chắn đón nhiều sóng gió phía trước.
LÊ NGỌC SƠN (nghiên cứu sinh ngành quản trị khủng hoảng, ĐH Công nghệ Ilmenau, CHLB Đức)
nuocduc.org / Nước Đức (Tổng hợp)
No comments:
Post a Comment